Thủ tướng: quản lý tốt, giám sát tốt để không lây lan dịch COVID-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Chiều 24/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 của nước ta, đến nay, liên tiếp 69 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới tại cộng đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, có các ý kiến đặt vấn đề về mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới nhưng không để dịch bệnh lây lan, “vậy giải pháp nào đặt ra”. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quản lý tốt, giám sát tốt, kể cả giám sát trong khu cách ly để không lây lan dịch bệnh.

Trước nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam lớn thì quy trình, thông tin về vấn đề này như thông tin chuyến bay cần minh bạch, rõ ràng đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đối tượng được vào. Điều này rất quan trọng. Chưa mở cửa hoàn toàn nhưng các đối tượng được phép vào thì phải có biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Thủ tướng đánh giá cao việc ngành y tế vẫn tiếp tục “trực chiến”, lực lượng quân đội sẵn sàng tiếp tục dành cơ sở vật chất cần thiết cho công tác cách ly.

Tính đến tháng 6/2020, dịch COVID-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát tốt, không ghi nhận các trường hợp mắc tại cộng đồng kể từ ngày 16/4/2020. Ban Chỉ đạo quốc gia nhận định chúng ta đang đứng trước sức ép rất lớn, một mặt phải giữ an toàn trong nước, mặt khác không thể đóng cửa, vì phải đưa công dân Việt Nam bị kẹt ở nước ngoài về nước, cũng như đón các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm việc, xúc tiến thương mại, hợp tác làm ăn. Do vậy, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất tinh thần bảo đảm thực hiện mục tiêu kép nhưng phải tuyệt đối an toàn thông qua triển khai các biện pháp cụ thể như ngăn chặn dịch xâm nhập thông qua kiểm soát nhập cảnh đường hàng không và kiểm soát đường biên giới trên bộ, đường mòn, lối mở; tổ chức cách ly hiệu quả tại các cơ sở cách ly, tăng cường nghiên cứu khoa học, tiếp tục truyền thông phòng chống COVID-19...

Ban Chỉ đạo cho biết, từ đầu tháng 4/2020 đến ngày 22/6/2020, chúng ta đã tiếp nhận 42 chuyến máy bay, cách ly 9.760 công dân nhập cảnh, trong đó có 9.109 công dân Việt Nam và 651 người nước ngoài.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 (tính đến 16h ngày 22/6), thế giới ghi nhận hơn 9 triệu trường hợp mắc tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 470.939 trường hợp tử vong.

Tại khu vực Đông Nam Á, ghi nhận 130.931 trường hợp mắc và 3.848 trường hợp tử vong, trong đó Singapore ghi nhận số mắc cao nhất (42.313), Indonesia ghi nhận số tử vong cao nhất (2.465); 4 quốc gia chưa ghi nhận tử vong do dịch COVID-19 (Việt Nam, Campuchia, Timo-Leste và Lào).

Châu Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, với trên 2,2 triệu ca mắc và trên 120.000 ca tử vong.

Nguy cơ diễn ra làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Hàn Quốc, dịch đang có xu hướng lan rộng ra các địa phương khác ngoài Seoul, đồng thời số ca nhiễm mới hằng ngày có xu hướng tăng nhẹ. Tại Trung Quốc, thành phố Bắc Kinh đã ghi nhận 236 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến ổ dịch tại chợ đầu mối Tân Phát Địa từ 11/6/2020 đến nay.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.