Thủ tướng phát lệnh thông tuyến nối hai cao tốc quan trọng

Sáng 26/1, ngay sau khi về đến sân bay Nội Bài kết thúc chuyến tham dự Hội nghị WEF Davos tại Thụy Sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự lễ thông xe cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Dự án có điểm đầu tuyến tiếp nối với nút giao liên thông giữa Quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; điểm cuối tuyến tiếp nối với nút giao Liêm Tuyền  thuộc dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tổng chiều dài tuyến khoảng 48km, tốc độ thiết kế 80km/h với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ.

Về dự án thành phần công trình cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu, tổng mức đầu tư là gần 3.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay gần 2.500 tỷ đồng từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến là khoảng 6,2 km, trong đó cầu dài khoảng 2,1km, đoạn đường dẫn phía Hưng Yên 2,1km và phía Hà Nam 1,9km. Tốc độ thiết kế là 80km/h, có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Cầu được thiết kế vĩnh cửu với 41 nhịp. 

Thủ tướng yêu cầu tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng yêu cầu tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc đưa công trình cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình vào sử dụng sẽ khai thác hiệu quả hơn các công trình hạ tầng ở Hà Nam, Hưng Yên và vùng kinh tế phía Bắc; góp phần rút ngắn hành trình và chi phí cho các phương tiện khi vận chuyển, lưu thông từ các tỉnh phía Đông Bắc Bộ vào khu vực miền Trung, miền Nam và ngược lại. 

Thủ tướng đánh giá cao chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị liên quan đã nỗ lực để dự án hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch; đồng thời biểu dương  hàng nghìn hộ dân trong vùng dự án đã đồng thuận, di chuyển đến nơi tái định cư để có mặt bằng xây dựng các công trình.

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh Hưng Yên và Hà Nam, Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án Thăng Long chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong tổ chức quản lý khai thác, bảo trì công trình, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hoàn thiện các công trình phụ trợ, vận hành công trình an toàn, thông suốt và hiệu quả.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để  đầu tư giai đoạn 2, hoàn thiện tuyến đường theo quy mô hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất, bảo đảm phát huy hiệu quả khai thác của toàn bộ dự án. Cùng với đó là phối hợp với hai địa phương cắm mốc lộ giới gấp đôi mặt cắt hiện nay để tiến tới có một tuyến cao tốc kết nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tầm nhìn chiến lược phát triển tốt hơn.

Cùng với yêu cầu Hà Nam, Hưng Yên kiểm soát, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Thủ tướng yêu cầu hai tỉnh thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội hai bên tuyến theo hướng công nghiệp, đô thị, để tạo sức bật mới cho cả Hà Nam và Hưng Yên. Cùng với đó là tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào đã nhường đất cho dự án có cuộc sống ổn định và tốt hơn.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.