Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất

(PLVN) - Tối 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cho biết, Hòa Phát đã đầu tư vào Quảng Ngãi 7 tỷ USD ở KKT Dung Quất. Trong đó trọng điểm là dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất và Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với tổng vốn đầu tư hơn 171.000 tỷ đồng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với công nhân, người lao động tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với công nhân, người lao động tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

“Với năng lực hiện có, Tập đoàn đang hướng mạnh vào sản xuất các loại thép chất lượng cao góp phần thay thế hàng nhập khẩu. Hòa Phát tự tin đủ năng lực nghiên cứu sản xuất thép đường ray, thép làm trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Thủ tướng Chính phủ cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thế giới”, Chủ tịch Trần Đình Long nói.

Thủ tướng thăm khu bến cảng xuất, nhập khẩu quặng, thép tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Thủ tướng thăm khu bến cảng xuất, nhập khẩu quặng, thép tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Lãnh đạo Tập đoàn cũng đề nghị Chính phủ cần có biện pháp bảo vệ chính đáng các doanh nghiệp sản xuất trong nước. “Những gì doanh nghiệp trong nước có thể làm được, chúng tôi mong Nhà nước hãy giao cho doanh nghiệp làm. Có như thế mới nuôi dưỡng các doanh nghiệp lớn được”, ông Trần Đình Long kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác.

Từ khi bắt đầu triển khai dự án từ 2017 đến năm 2024, Thép Hòa Phát Dung Quất đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 35.000 tỷ đồng. Các dự án của Hòa Phát trên địa bàn KKT Dung Quất giải quyết việc làm cho khoảng 17.000 lao động trực tiếp, trong đó lao động địa phương chiếm hơn 80% và hàng chục nghìn lao động của các nhà thầu, đối tác của Hòa Phát.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên thăm tàu hàng neo đậu tại khu bến cảng xuất nhập khẩu quặng, thép.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên thăm tàu hàng neo đậu tại khu bến cảng xuất nhập khẩu quặng, thép.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.

Bên cạnh đó, Hòa Phát tích cực thực hiện an sinh xã hội tại Quảng Ngãi. Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ, Tập đoàn đã ủng hộ xây dựng hơn 1.500 ngôi nhà cho người nghèo trên cả nước. Riêng Quảng Ngãi là 30 tỷ đồng, tương đương 600 căn. Ngoài ra Tập đoàn còn thực hiện nhiều hoạt động khác như tài trợ xây dựng trường học, hỗ trợ trẻ em mồ côi, phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo, tặng quà tết cho người nghèo…

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và bày tỏ tự hào trước những kết quả đạt được của Hòa Phát sau 8 năm đầu tư tại Quảng Ngãi; đồng thời đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Ngãi để dự án của Hòa Phát triển khai thuận lợi.

Thủ tướng tham quan Nhà máy cán thép cuộn.

Thủ tướng tham quan Nhà máy cán thép cuộn.

Thủ tướng nêu rõ, nếu không có các ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp thép, hóa chất thì chúng ta sẽ luôn bị động trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chúng ta không thể không phát triển ngành thép và phải phát triển theo hướng số hóa, tự động hóa. Có các doanh nghiệp như Hòa Phát thì chúng ta sẽ chủ động hơn về mặt chiến lược.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan quy trình cán thép của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan quy trình cán thép của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất.

Thủ tướng đề nghị Hòa Phát tiếp tục nghiên cứu sản xuất thép chất lượng cao, đặc biệt sản xuất ray thép phục vụ đường sắt cao tốc Bắc – Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị trong thời gian tới.

Ghi nhận lòng đam mê, nhiệt huyết, tinh thần cống hiến của Chủ tịch Trần Đình Long, Thủ tướng đề nghị Hòa Phát triển khai việc sản xuất ray thép nói trên với cách làm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đảng, Nhà nước sẽ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Hòa Phát cũng như các doanh nghiệp dân tộc phát triển.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, Hòa Phát ưu tiên tập trung hoàn thành và đưa vào vận hành dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đảm bảo ổn định và tiếp tục đầu tư phát triển chế biến sâu các sản phẩm thép chất lượng cao tại Khu kinh tế Dung Quất, mục tiêu tự chủ sản xuất phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó đặc biệt ưu tiên phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam giai đoạn 2026 – 2030.

Khi Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 hoàn thành vào cuối năm 225, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn đạt 15 triệu tấn/năm, dự kiến đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Bộ trưởng Tài chính bang Fiona Ma. (Ảnh: BNG)
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn cùng Hoa Kỳ tiếp tục hiện thực hóa và triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện thực chất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm.
"Một nền kinh tế vững mạnh đang hình thành, một thế hệ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh và đổi mới, sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết kinh doanh và lòng yêu nước, đang viết tiếp câu chuyện thành công, và một tương lai rực rỡ, một nước Việt Nam XHCN sánh vai cùng các cường quốc năm châu như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đang dần trở thành hiện thực trong tương lai gần", Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bài viết: "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG".

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.

30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Tích cực vì một ASEAN phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và Phu nhân cắt bánh chào mừng 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN. (Ảnh: Thống Nhất.TTXVN)
(PLVN) - Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN, sáng 10/3/2025, tại Trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.

Thủ tướng: Xây dựng chính sách đặc thù, đặc biệt để công nghiệp quốc phòng tiếp tục phát triển đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng
Ngày 15/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì họp Tiểu ban Văn kiện, cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội nghị Trung ương 10 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại các cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng, để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 11.

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai Đề án 06
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại các bộ, ngành, địa phương năm 2025 và những năm tiếp theo.