Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công cảng Vsico và lễ khánh thành nhà máy điện rác Phú Sơn

Thủ tướng nhấn nút khởi công dự án cảng Vsico Huế
Thủ tướng nhấn nút khởi công dự án cảng Vsico Huế
(PLVN) - Chiều nay (6/4), tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Hàng hải Vsico đã tổ chức lễ khởi công cảng Vsico Huế (bến số 4 và 5), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự sự kiện này. Sau đó, Thủ tướng cũng tham dự lễ khánh thành nhà máy điện rác Phú Sơn (nằm ở xã Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ).

Tham dự buổi lễ còn có Đồng chí Lê Hoài Trung (Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương); các đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương.

Dự án Đầu tư xây dựng bến tổng hợp – container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây do Công ty CP Hàng hải Vsico (Hà Nội) làm chủ đầu tư, diện tích sử dụng đất và mặt nước khoảng 26,3ha, trong đó mặt nước khoảng 5,9ha, tổng kinh phí đầu tư gần 1.680 tỷ đồng.

Thủ tướng xem xét bản đồ, vị trí địa lý của Cảng Chân MâyThủ tướng xem xét bản đồ, vị trí địa lý của Cảng Chân Mây

Cảng Vsico Chân Mây đặt mục tiêu xây dựng bến số 4, bến số 5 có hạ tầng cầu cảng, kho, bãi, trang thiết bị đảm bảo điều kiện cung cấp dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, vận tải hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến vận tải, dịch vụ hỗ trợ.

Với tiềm năng, lợi thế, hạ tầng sẵn có, sau khi hoàn thành bến số 4 và số 5 sẽ nâng tổng chiều dài các cầu cảng lên 1.450m. Ngoài ra, cùng với việc hoàn thành giai đoạn 2 đê chắn sóng Cảng Chân Mây với chiều dài 750m sẽ đảm bảo điều kiện để tiếp nhận đồng thời các loại tàu hàng, tàu container, tàu khách cỡ lớn và hiện đại trên thế giới, tăng thời gian khai thác tàu trong năm (kể cả mùa mưa); tạo động lực và khí thế mới cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Vũ Đức Huề (Tổng Giám đốc Điều hành Vsico), dự án sẽ xây dựng 2 cầu cảng cho tàu hàng tổng hợp/container với tổng chiều dài 540m cùng kho, bãi, hạ tầng kỹ thuật, máy móc thiết bị. Qua đó, đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp đến 70.000 tấn. Dự kiến, đến quý II/2025 đưa vào hoạt động bến số 4 và đầu năm 2026 đi vào hoạt động bến số 5. Trong đó, sản lượng thông qua cảng dự kiến 5 triệu tấn hàng hoá xuất nhập khẩu mỗi năm.

Ông Vũ Đức Huề chia sẻ thêm: “Sau khi Cảng Vsico Huế, bến số 4,5 đi vào hoạt động, góp phần rút ngắn thời gian xếp dỡ tại cảng, giải phóng tàu nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách vận chuyển, tăng sản lượng hàng hoá thông qua tại khu vực miền Trung, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng giao thông khu vực, tăng cường giao thương hàng hóa, nâng cao vị thế cho Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn khu vực dự án, tăng nộp ngân sách cho nhà nước, góp phần phát triển kinh tế địa phương”

Thủ tướng tặng quà, động viên các đơn vị tham gia dự án

Thủ tướng tặng quà, động viên các đơn vị tham gia dự án

Tại lễ khởi công, ông Hoàng Hải Minh (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, cảng Chân Mây, thuộc khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng, là cảng biển tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực và là cảng nước sâu, điểm cuối tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Đây là nơi hội đủ các điều kiện, tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như cả nước.

Ông Hoàng Hải Minh phát biểu tại lễ khởi công

Ông Hoàng Hải Minh phát biểu tại lễ khởi công

“Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay, cảng Chân Mây đã vượt công suất thiết kế 50%. Với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 25%, theo dự báo và quy hoạch đến năm 2025, phải phát triển từ 5 cầu cảng đến 7 cầu cảng với tổng chiều đến 1.930m, năng lực thông qua từ 7,5 triệu tấn đến 13,8 triệu tấn. Do vậy, việc đầu tư xây dựng bến số 4 và số 5 Cảng Vsico Chân Mây là hết sức cấp thiết và là bước chuẩn bị kịp thời để đón đầu cơ hội, tiếp nhận lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ngày càng gia tăng trong các năm tiếp theo”, ông Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.

Cũng trong chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khánh thành nhà máy điện rác Phú Sơn (nằm ở xã Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khánh thành nhà máy điện rác Phú Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khánh thành nhà máy điện rác Phú Sơn

Đây là nhà máy thực hiện công nghệ đốt rác phát điện có quy mô lớn, hiện đại nhất khu vực miền Trung hiện nay, với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng, công suất xử lý đạt khoảng 600 tấn rác/ngày đêm.

Nhà máy điện rác Phú Sơn được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021. Dự án được xây dựng trên diện tích quy hoạch khoảng 11,234ha với tổng vốn đầu tư khoảng 74,555 triệu USD (bao gồm bãi chôn lấp tro bay) và thời gian vận hành là 25 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu vào ngày 11/01/2019.

Thủ tướng tham quan thực tiễn dự án công nghệ đốt rác phát điện

Thủ tướng tham quan thực tiễn dự án công nghệ đốt rác phát điện

Dự án được trang bị lò ghi cơ khí công suất 500 tấn/ngày và tổ máy phát điện tua bin hơi nước áp suất cao 12 MW.năng lượng xanh, sau khi hoàn thành xây dựng xong mỗi năm sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.