Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn doanh nghiệp Singapore

Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng khẳng định Chính phủ cam kết mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore làm ăn thành công tại Việt Nam, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp.

Chiều 15/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn doanh nghiệp Singapore do Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) và Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore (ESG) tổ chức nhằm tìm hiểu cơ hội đẩy mạnh đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tháng 4/2018, Thủ tướng Chính phủ đã tham dự, chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Singapore với quy mô 700 đại biểu và giá trị các văn bản hợp tác đầu tư thương mại ký kết đạt khoảng 10 tỷ USD.

Thủ tướng cảm ơn SBF, ESG đã phối hợp tổ chức thành công diễn đàn trên, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương đi vào thực chất, mở rộng về quy mô.

Thủ tướng nêu rõ đối diện với nhiều yếu tố bất ổn, rủi ro của kinh tế toàn cầu, quan hệ thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam tháng nửa đầu năm 2019 vẫn phát triển ổn định, đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao các hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực giữ vững ổn định về kinh tế vĩ mô và chính trị, xã hội; thể chế luật pháp ngày càng minh bạch, phù hợp thông lệ và cam kết quốc tế, tạo môi trường cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài, phát triển thuận lợi.

Việt Nam tiếp tục chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế với trọng tâm là hội nhập kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành những khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại lớn như Hiệp định CPTPP, EVFTA vừa được ký cuối tháng Sáu vừa qua; Hiệp định RCEP của khu vực Đông Á đang được đẩy nhanh tiến trình đàm phán và dự kiến chính thức ký kết vào cuối năm 2019...

Thủ tướng khẳng định chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nhất quán của Việt Nam và toàn cầu hóa tiếp tục là xu thế chủ đạo của thương mại quốc tế. Điều đó có nghĩa nếu vào Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore có thể vào được thị trường rộng lớn mà Việt Nam đang có quan hệ đối tác.

Chính phủ Việt Nam cam kết mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Singapore làm ăn thành công tại Việt Nam, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp Singapore. Thủ tướng mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Singapore, đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

Đại diện cho đoàn doanh nghiệp Singapore, Chủ tịch SBF Teo Siong Seng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp đoàn; nêu rõ, những năm gần đây, mặc dù thế giới có nhiều biến động về kinh tế nhưng Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.

Bày tỏ vinh dự dẫn đầu đoàn 36 doanh nghiệp Singapore sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, ông Teo Siong Seng cho biết, phía Singapore sẽ tiếp tục đóng góp vào sự tăng trưởng này, làm gắn bó hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Đại diện lãnh đạo ESG bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam; bày tỏ Singapore mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh; cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi tiếp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi tiếp. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Hoan nghênh ý kiến của phía doanh nghiệp Singapore, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ hiện nay có rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Singapore đầu tư vào Việt Nam.

Hiện nay, hai nước có quan hệ đối tác chiến lược, trong đó quan hệ kinh tế phát triển hết sức chặt chẽ; hai nước có cơ chế kết nối hai nền kinh tế, đến nay đã triển khai được 14 năm, là cơ chế hiệu quả, đem lại lợi ích cho hai nước mà biểu tượng hợp tác tiêu biểu là mô hình Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đang rất thành công ở nhiều địa phương Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Singapore tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong một số lĩnh vực có thế mạnh như tái phát triển hạ tầng, logisitics, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin, điện tử, bán dẫn, giáo dục, y tế, dược phẩm, du lịch, công nghiệp hàng hải, hàng không vũ trụ, hợp tác phát triển các start-up, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... Việc đầu tư vào các sân bay ở Việt Nam cũng hết sức hấp dẫn khi thị trường hàng không ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh. Thủ tướng mong hai bên phối hợp tốt để phát triển mô hình đô thị thông minh.

Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao kinh nghiệm đổi mới sáng tạo của Singapore, nhất là đề xuất của phía Singapore phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo hai nước.

Thủ tướng hoan nghênh và đề nghị Singapore hợp tác để quy hoạch phát triển thành phố Đà Nẵng - thành phố có diện tích tương đương Singapore./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.