Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Đồng Tháp nhất định sẽ cất cánh'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gia hàng trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp năm 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gia hàng trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp năm 2017
(PLO) -Ngày 19/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Đồng Tháp năm 2017 với chủ đề “Đồng Tháp tiềm năng của chúng tôi, cơ hội của bạn” diễn ra tại Đồng Tháp.

Đồng Tháp đồng hành với doanh nghiệp

Pháp biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển của Đồng Tháp trong những năm gần đây. “Trong nhiều năm qua, Đồng Tháp luôn được xếp vào nhóm đầu quốc gia về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI). Một tinh thần đồng hành với người dân, DN đã thể hiện trong các cấp chính quyền” - Thủ tướng nêu. 

Thủ tướng cho rằng, liên kết đã trở thành tâm điểm của những thành tích, thành công của Đồng Tháp. Liên kết ở Đồng Tháp được thể hiện qua chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, bằng việc Đồng Tháp đã kiên trì thay đổi từ nhận thức đến hành động trong bộ máy công quyền, từ ứng xử theo kiểu “xin - cho” thành đồng hành với DN, có nhiều sáng tạo trong triển khai chương trình khởi nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển sản phẩm đặc thù của địa phương. Cụ thể, tỉnh đã liên kết sản xuất và thị trường với trọng điểm về sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; sản lượng lúa xếp thứ 3 cả nước, nhiều loại trái cây, rau quả nổi tiếng, một số sản phẩm có thương hiệu. Đặc biệt là liên kết giữa vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học và người nông dân qua mô hình hội quán nông dân.

Thủ tướng nêu rõ, quan điểm phát triển nông nghiệp đối với Đồng Tháp cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là phải theo hướng xanh, sạch, minh bạch, là đòn bẩy chính cho phát triển. Cần chú ý nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, triển khai mạnh công nghệ chế biến, thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp lớn đầu tư và “những con sếu đầu đàn hãy vào Đồng Tháp”. 

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Đồng Tháp cần năng động, sáng tạo, thể hiện sự tiên phong cùng với Chính phủ và các bộ, ngành giải quyết các thách thức, không chỉ cho Đồng Tháp mà cho tất cả các địa phương trong vùng cũng như đối với nền nông nghiệp của Việt Nam. Nông nghiệp Đồng Tháp nên đi tiên phong để rút kinh nghiệm chung cho cả nước về tổ chức, sắp xếp, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Cần tiếp tục đặt người nông dân ở vai trò trung tâm của tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp tục liên kết có hiệu quả hơn nữa, rõ ràng hơn nữa từ tiểu vùng Đồng Tháp Mười, đang tạo cho Đồng Tháp một không gian phát triển rộng hơn. Cần hoạch định các định hướng và chính sách phát triển kinh tế -xã hội của vùng trong mối liên kết với thị trường lớn hơn, nhất là đối với TP HCM trong các lĩnh vực như phát triển du lịch, nông nghiệp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển bất động sản, phát triển TP Cao Lãnh và TP Sa Đéc.

Đồng Tháp cần tích hợp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, chủ động... “Với định hướng và cách làm của Đồng Tháp, kinh nghiệm, lượng vốn, trí tuệ của các chuyên gia, nhà đầu tư hôm nay, nhất định Đồng Tháp sẽ cất cánh”- Thủ tướng tin tưởng. 

Do đó, Thủ tướng đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hãy coi Đồng Tháp là quê hương thứ 2 của mình, hãy đầu tư mạnh mẽ, liên tục, hiệu quả, chứ không phải là đầu tư trên giấy. Thủ tướng lưu ý, không để đầu tư hủy hoại môi trường sống, gia tăng giá trị sản phẩm... 

Nói không với “tư duy nhiệm kỳ” trong đầu tư

Bí thư Tỉnh Ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho biết, liên tục trong nhiều năm, Đồng Tháp luôn được xếp vào nhóm đầu quốc gia về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và cải cách hành chính. Chính quyền luôn thân thiện và đồng hành cùng DN. Các thủ tục hành chính hướng đến sự đơn giản, minh bạch, tỉnh đã chủ động cắt giảm hơn 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động DN.

Hiện tỉnh Đồng Tháp có 4.647 DN, trong đó có 447 doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2017 với số vốn đăng ký là 2.698 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 19 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 205 triệu USD...

“Nhiều nhà đầu tư vẫn còn tâm lý lo lắng, ngán ngại về tư duy nhiệm kỳ, chính sách nhiệm kỳ sẽ gây ảnh hưởng tiến trình thực hiện dự án, phá vỡ ý tưởng sản xuất, kinh doanh. Nhận thức rõ điều này, chúng tôi cam kết sẽ không để sự ngắn hạn ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn và nhất định không để nhà đầu tư thất bại vì lý do này. Tôi có niềm tin rằng, đội ngũ lãnh đạo kế thừa sẽ tiếp nối và làm cho chủ trương đồng hành ngày càng lan toả - Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp nói.

Tại Hội nghị, Thủ tướng đã bấm nút khai trương Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh Đồng Tháp và chứng kiến địa phương trao quyết định chủ trương đầu tư cho 21 dự án và ký thỏa thuận ghi nhớ đầu tư 23 dự án trên nhiều lĩnh vực với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 24.000 tỷ đồng. Các nhà đầu tư, DN cũng cam kết tài trợ gần 90 tỷ đồng cho quỹ an sinh xã hội tại địa phương.

Nhân chuyến công tác tại Đồng Tháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dâng hương tại Khu di tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đến thăm và làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp.

Trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Tháp, chiều 18/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau, củ, quả và giải pháp phát triển hệ thống logistic phục vụ nông nghiệp, nông thôn” tại Đồng Tháp. 

Tại diễn đàn, Thủ tướng đề nghị tập trung làm một số việc, đó là làm tốt quy hoạch sản xuất gắn với thị trường, hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp dài hạn gắn với yêu cầu thị trường trong điều kiện biến đổi khí hậu, khuyến khích phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để làm sao giảm bớt tầng lớp trung gian.

Tiếp tục đổi mới tư duy nhận thức trong việc phát triển thị trường và sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, tận dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để có sự bứt phá, bắt kịp trình độ khu vực của thế giới, nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng và hiệu quả của ngành rau củ quả. Cùng với đó là quy hoạch hạ tầng để thuận lợi hơn, phù hợp hơn, nhằm giảm chi phí vận chuyển gồm phát triển các dịch vụ logistics. “Không thể cứ mãi sản xuất mang tính tự phát, sản lượng thấp, chất lượng kém, xuất khẩu thô mà chúng ta cần có cách làm mới bài bản hơn, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, trong đó có cải thiện chi phí vận tải, làm tốt nhất dịch vụ logistics, nâng cao tính kết nối giữa sản xuất và thị trường...” - Thủ tướng chỉ đạo.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.