Đây là những dự án trọng điểm mang tính chiến lược cho giai đoạn phát triển mới theo hướng đa ngành và giai đoạn đầu tư mới của đơn vị này tại Quảng Nam.
Cụ thể, Dự án KCN cơ khí và ô tô mở rộng có diện tích 115 ha, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng là 1.600 tỷ đồng để thu hút, phát triển tiếp công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm giá thành và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ô tô du lịch đạt trên 40%, đáp ứng điều kiện để xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN vào năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch HĐQT Thaco Trần Bá Dương |
Dự án KCN Nông - Lâm nghiệp chuyên nông nghiệp tập trung, chính yếu và trước mắt là cây ăn trái, cây lâm nghiệp nhằm thực hiện chuỗi giá trị xuyên suốt từ nghiên cứu phát triển giống cây trồng; công nghệ và kỹ thuật canh tác; thu hoạch, chế biến và phân phối, qua đó phát triển vùng trồng nguyên liệu cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Lào và Campuchia.
Khu công nghiệp này có diện tích 451 ha, tổng vốn đầu tư cho hạ tầng 8.118 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án từ năm 2019 đến năm 2022. Ngoài ra, KCN sẽ là nơi thu hút các nhà đầu tư là đầu mối sơ chế và cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ gỗ thông qua việc nhập khẩu và phát triển vùng trồng nguyên liệu tại miền Trung, Tây Nguyên Việt Nam, Lào và Campuchia; các nhà đầu tư sản xuất đồ gỗ; các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp hỗ trợ ngành gỗ.
Dự án mở rộng và đầu tư xây dựng bến cảng 50.000 tấn với chiều dài bến cảng là 790 m và tổng vốn đầu tư là 2.600 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1 sẽ triển khai xây dựng và mở rộng 335m về phía hạ lưu với tổng vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng nhằm đón nhận tàu có trọng tải lớn đến 50.000 tấn. Đồng thời khai thác hàng xuất khẩu tạo nguồn hàng đối lưu cho các tuyến hàng hải quốc tế, qua đó giảm giá thành vận chuy
Lễ khởi công Khu công nghiệp nông- lâm nghiệp |
Ngoài ra, để phục vụ tái định cư cho người dân thuộc vùng triển khai các dự án đầu tư mới tại Khu KTM Chu Lai, Thaco đầu tư xây dựng Khu nhà ở công nhân và tái định cư có diện tích gần 30 ha với tổng vốn đầu tư 2.760 tỷ đồng, với quy mô dân cư khoảng 5.000 người, số lượng nhà ở khoảng 1.220 căn.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng cho biết, gần 20 năm trước, ít ai có thể hình dung một vùng đất cằn cỗi, hoang hóa như Chu Lai lại có thể trở thành nơi đặt đại bản doanh của một trong những tổ hợp công nghiệp thành công hàng đầu của cả nước. Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của Thaco tại Chu Lai đạt gần 42 ngàn tỉ đồng, đảm bảo công ăn việc làm cho gần 9.000 người trên 80% trong số đó là con em xứ Quảng, gồm cả Quảng Ngãi và Quảng Nam), đóng góp gần 16 ngàn tỉ đồng thu ngân sách địa phương.
Từ hơn 15 năm, trước khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa 12 ra đời, Thaco nói riêng, khu kinh tế mở Chu Lai nói chung đã góp phần khẳng định một cách đúng đắn từ rất sớm vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt đối với một trong những vùng đất mà người xứ Quảng hay gọi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ở khúc ruột miền Trung. “Tại sao Chu Lai thành công, điều gì cần rút ra từ câu chuyện này, kể cả những bài học thực tiễn, những tư duy chiến lược cần đúc rút”, Thủ tướng đặt vấn đề và rút ra 6 nhiều điểm chính nhìn từ trường hợp Chu Lai, Thaco.
“Đứng tại nơi đây, tôi đang hình dung rõ ràng về một Chu Lai không chỉ là khu sản xuất cơ khí ô tô nổi tiếng mà trong tương lai gần sẽ đóng góp quan trọng đưa Việt Nam trở thành trung tâm đồ gỗ nội thất của thế giới và một Chu Lai khởi nghiệp để trở thành trung tâm chế biến nông lâm sản chất lượng cao của cả nước, có khả năng vươn tới những thị trường tiêu dùng, có sức cầu lớn ở các nước ASEAN, Đông Bắc Á, G7 và G20…”, Thủ tướng trải lòng.
Dự án đầu tư, mở rộng bến cảng 50.000 tấn |
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, không được tự mãn với những gì đang có, cần nhìn nhận và đánh thức những tiềm năng mới của chính vùng đất này. Hướng tới mục tiêu hình thành cực tăng trưởng Chu Lai - Dung Quất và TP. Đà Nẵng, Chu Lai - Quảng Nam, Dung Quất - Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng cần liên kết, cộng hưởng trong các hoạch định chính sách, nguồn lực cho phát triển, đặc biệt tinh thần đối thoại, liên kết và đề xuất lên Trung ương những ý tưởng đột phá về cơ chế, thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho toàn bộ vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung Tây Nguyên, trong đó có vùng lõi Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Dung Quất - Quảng Ngãi, Bình Định.
Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định sẽ hết sức ủng hộ và hỗ trợ để các công ty nói chung và Công ty cổ phần ô tô Trường Hải nói riêng đầu tư hoàn thành các dự án. Các bộ, ngành Trung ương phải tích cực phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư chiến lược cùng hợp tác, phát triển, thúc đẩy tỉnh Quảng Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Cùng ngày tại buổi lễ cũng diễn ra một số hoạt động trao giấy chứng nhận đầu tư và ký kết hợp tác chiến lược
Theo đó, ngày 18/3, THACO đã thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp THADI đăng ký tại KKT mở Chu Lai để thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp của Thaco. Thaco đã ký hợp tác chiến lược với tập đoàn HAGL và Hoàng Anh Nông nghiệp Gia Lai (HNG), qua đó Thaoco sở hữu 35% cổ phần của HNG. Trong hơn 7 tháng qua, THACO đã ứng vốn trên 10.500 tỷ đồng để giúp HNG tái cơ cấu nợ và chuyển đổi một phần diện tích cây cao su, cọ dầu sang trồng cây ăn trái; quy hoạch nông trường và ứng dụng giải pháp cơ giới hóa đồng bộ. Để phù hợp với thực tiễn, Thaco và Hoàng Anh Gia Lai đã ký kết phụ lục hợp đồng hợp tác để điều chỉnh một số điều khoản cho hợp tác chiến lược cho nông nghiệp cây ăn trái trong thời gian tới.
Để chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trái cây của nhà máy tại khu công nghiệp Nông - Lâm nghiệp, Công ty THADI đã tìm hiểu và lựa chọn hợp tác với Tập đoàn Sinopec. Tại chương trình, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Áo Nhuận Quảng Tây thuộc tập đoàn Sinopec và Công ty THADI đã ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Ngay sau lễ khởi công Khu công nghiệp Nông - Lâm nghiệp, Thadi triển khai xây dựng nhà máy chế biến trái cây có công suất thiết kế 500.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư trên 2.400 tỷ đồng; đưa vào hoạt động giai đoạn một từ tháng 6/ 2020 với công suất 200.000 tấn/năm. Nhà máy được tư vấn, thiết kế bởi Tập đoàn Riekermann của Đức, cung cấp dây chuyền thiết bị chế biến trái cây bởi công ty Bertuzzi của Ý và Tập đoàn GEA của Đức.