Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chi phí là rào cản lớn của doanh nghiệp logistics Việt Nam

Thủ tướng chỉ đạo nhiều giải pháp giảm chi phí logistics. Ảnh: VGP
Thủ tướng chỉ đạo nhiều giải pháp giảm chi phí logistics. Ảnh: VGP
(PLO) - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về logistics sáng 16/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định chi phí logistics ở Việt Nam còn cao, thậm chí rất cao. Việc này khiến DN Việt Nam giảm sức cạnh tranh, là rào cản phát triển KT-XH...

Chi phí logistics cao, cạnh tranh thấp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vai trò quan trọng của ngành logistics trong tổng thể nền kinh tế Việt nam; là một trong 12 nhóm ngành kinh tế được cộng đồng ASEAN ưu tiên phát triển. Tại Việt Nam, lĩnh vực này có trị giá hàng tỷ USD. “Nếu DN Việt Nam không biết tận dụng cơ hội thì DN ngoài nước sẽ làm. Một thực tế hiện nay là nước ta chưa có DN mạnh về logistics”, Thủ tướng nói. 

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, chi phí logistics ở nước ta còn cao, thậm chí rất cao. “Xe vận tải hàng hóa có đến 40 -50% xe quay đầu về đều là xe rỗng, không có hàng hóa gì thì sao chi chí không cao cho được”, Thủ tướng phân tích.

Thủ tướng nhấn mạnh, chi phí đang là gánh nặng của DN logistics Việt Nam. Từ đó sức cạnh tranh của DN Việt Nam giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển chung kinh tế cả nước. Do đó, Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành liên quan, các DN cùng bàn bạc, từng bước giảm chi phí logistics.

“Hãy coi chừng các khoản chi phí nhỏ, một rò rỉ nhỏ cũng sẽ nhấn chìm một con tàu lớn”, Thủ tướng trích lời một trong những người thành lập nước Hoa Kỳ để nói về sự cần thiết phải giảm chi phí logistics. “Nếu chi phí logistics lớn sẽ khiến cạnh tranh của chúng ta xuống thấp”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng hiện nay 90% hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, các loại hình vận tải khác chỉ chiếm 10%, trong khi chi phí vận tải đường bộ đang ở mức cao là điều đáng phải bàn vì nó phản ánh bức tranh vận tải rời rạc, thiếu liên kết, làm tăng chi phí. 

Từ thực tế trên, người đứng đầu Chính phủ đề xuất 4 giải phải để giảm chi phí logistics. Thứ nhất, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%.

Thứ hai, mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với các cảng nước láng giềng. Xây dựng giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Thái Lan, Trung Quốc…

Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bốc xếp và hệ thống kho bãi đáp ứng yêu cầu của vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics.

Thứ tư, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải, tăng lưu thông lượng hàng hóa vận chuyển đường biển. Điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập chung phát triển kinh tế vùng. Nâng cao chất lượng dịch vụ đội tàu Việt Nam.

Sẽ đầu tư phát triển đường biển

Phát biểu tại Hội nghị, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW cho rằng, chi phí cho logistics ở Việt Nam đang cao, nhưng vấn đề tại sao cao lại chưa được cắt nghĩa đầy đủ. “Tôi được biết là đầu tư vào đường bộ chiếm 90% trong tổng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong khi đó, logistics đường bộ lại có chi phí rất cao. Vậy, cách đầu tư ấy liệu đã đúng chưa?”, ông Cung đặt vấn đề.

Ông cũng cho rằng, về thể chế, Chính phủ cần cương quyết loại bỏ thêm nhiều điều kiện kinh doanh vô lí, bất lợi trong logistics và vận tải. Ngoài ra, việc kết nối hạ tầng cũng cần được những người thực hiện chính sách quan tâm hơn. “Đường được thiết kế 20 tấn, cầu có 10 tấn thì kết nối làm sao được. DN buộc phải vi phạm để lưu thông hàng hóa. Từ đó nảy sinh chi phí ngoài, nảy sinh tiêu cực”, ông Cung nói.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả logistics năm 2016, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành dịch vụ logistics Việt Nam khoảng 14-16%, là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua. Cũng theo WB, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9% so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận, dù logistics là ngành kinh tế quan trọng nhưng thời gian qua chưa được Bộ quan tâm đúng mức, dẫn đến việc ngành này phát triển chưa tương xứng và bộc lộ nhiều nhược điểm.

Trước thực tế loại hình vận tải biển năng lực lớn, giá rẻ nhưng lại chưa được DN sử dụng nhiều, ông Thể cho biết thời gian tới sẽ đầu tư, phát triển mạnh hơn hệ thống giao thông đường biển. “Biển chúng ta mênh mông, nhưng chưa được tổ chức vận tải tốt. Thời gian tới chúng tôi sẽ nghiên cứu, đầu tư để phát huy hiệu quả kinh tế đường biển”, “tư lệnh” ngành giao thông cho biết. 

DN vận tải gánh nhiều chi phí không chính thức

Theo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, nguyên nhân chi phí đối với vận tải đường bộ quá cao là do DN vận tải bị nhiều rào cản làm chi phí tăng cao. Phải gánh nhiều chi phí chính thức và không chính thức cao, bao gồm phí qua các trạm BOT không hợp lý; phí chi trả cho CSHT tại các vùng biên giới khi tham gia vận tải hàng hóa qua biên giới; chi phí thời gian, công sức, tiền bạc làm các thủ tục xin giấy phép vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng quá cao, bất hợp lý và có nhiều tiêu cực. Hệ thống CSHT chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, các trung tâm hàng hóa còn bấp cập nên xảy ra trường hợp xe chạy rỗng (không có hàng) rất cao, làm đội giá vận tải.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...