Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ, ghi sổ tang Ngài Lý Quang Diệu

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết sổ tang chia buồn khi được tin Ngài Lý Quang Diệu từ trần.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết sổ tang chia buồn khi được tin Ngài Lý Quang Diệu từ trần.
(PLO) - Ngày 29/3/2015, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới Singapore tham dự Lễ truy điệu và đưa tang cấp quốc gia nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các hoạt động trong Lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu, chia buồn với Chính phủ, nhân dân Singapore và gia quyến nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu và ký sổ tang.
Trong sổ tang tại Lễ truy điệu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết: “Thay mặt Đảng Cộng sản, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Việt Nam và nhân danh cá nhân, tôi xin gửi đến Đảng Nhân dân Hành động Singapore, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân Singapore và Ngài Lý Hiển Long cùng gia quyến lời chia buồn sâu sắc nhất.
Ngài Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo, một chiến lược gia kiệt xuất của Singapore và thế giới, là người bạn gần gũi của nhân dân Việt Nam. Tôi vô cùng trân trọng và lưu giữ những ký ức về những lần trao đổi ý kiến hết sức sâu sắc và bổ ích với Ngài Lý Quang Diệu. Tôi tin tưởng rằng di sản của Ngài sẽ mãi mãi được lưu truyền bởi các thế hệ người dân Singapore. Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Ngài Lý Quang Diệu”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ, ghi sổ tang Ngài Lý Quang Diệu ảnh 1
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 4 từ trái sang) cùng 20 nhà lãnh đạo các nước khác dự lễ tang nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Sau Lễ truy điệu và đưa tang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tiếp xúc ngắn với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam và nhiều nhà lãnh đạo ASEAN, các nước cùng dự buổi lễ.
Tháp tùng Thủ tướng có đoàn tùy tùng gọn nhẹ, đi và về trên máy bay thương mại của hãng Hàng không Quốc gia Việt nam. Chiều tối hôm nay, Thủ tướng và đoàn tùy tùng về đến Hà Nội./.

Đọc thêm

Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công: Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Khẳng định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính…

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Quang cảnh Hội thảo góp ý kiến.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 24/3.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 4): Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật

Học sinh Nam Định hưởng ứng Ngày Pháp luật 2022. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) -  Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ đưa pháp luật đến người dân, mà còn là sự tương tác, tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp về tính khả thi của các chính sách pháp luật. Như vậy, công tác này không đơn thuần đưa pháp luật vào cuộc sống mà còn triển khai định hướng lớn là đưa cuộc sống vào pháp luật.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Theo Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh, vai trò, vị trí lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng ngày càng trở nên quan trọng; việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi thành phần, đặc biệt trong khối DN bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trở thành yêu cầu cấp thiết...

Sáng nay, Thủ tướng đối thoại với thanh niên

Các Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay, 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".