Thủ tướng đề nghị kinh tế Tiền Giang cần phát triển trên 5 trụ cột chính

Thủ tướng đề nghị kinh tế Tiền Giang cần phát triển trên 5 trụ cột chính
(PLO) -Ngày 9/8, ngay sau Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Thủ tướng đánh giá cao kết quả tỉnh Tiền Giang đã đạt được, trong đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tiền Giang đứng thứ 2/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), chỉ sau tỉnh Long An; quy mô nền kinh tế Tiền Giang chiếm 9,2% GRDP của toàn vùng và 1,5% GDP cả nước. Điều đó cho thấy, Tiền Giang gần đây không chỉ là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng ĐBSCL mà còn là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế của cả nước. Thủ tướng mong muốn Tiền Giang phát huy cho được lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”. 

Thủ tướng đánh giá cao mục tiêu của Tiền Giang là đến cuối năm 2020, tổng thu ngân sách của tỉnh sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016, đặt nền tảng quan trọng để có thể tự cân đối ngân sách vào năm 2020. Đây cũng là bài toán mà Thủ tướng đặt ra cho Tiền Giang là tự cân đối ngân sách vào năm 2020. 

Từ sự phân tích các tiềm năng, lợi thế sẵn có, Thủ tướng đề nghị kinh tế Tiền Giang cần phát triển trên 5 trụ cột chính: nông nghiệp ứng dụng công nghệ; trái cây sạch được định vị ở phân khúc cấp cao; công nghiệp chế biến nông sản; du lịch sinh thái; nghiên cứu cảng nước sâu Soài Rạp để làm khu công nghiệp cảng, logistic. 

Cho rằng, tốc độ tăng trưởng của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, Thủ tướng nhấn mạnh Tiền Giang cần tìm cách khai thác dư địa, chú ý đến chất lượng trong phát triển kinh tế; xử lý kịp thời các điểm nghẽn, nhất là công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn. 

Thủ tướng đánh giá, tình hình khiếu kiện đông người ở Tiền Giang còn diễn ra phức tạp, cho thấy việc giải quyết kiến nghị của người dân chưa thỏa đáng. Do đó, tỉnh cần rà soát lại những đối tượng khiếu kiện để “kết luận cho được trường hợp nào chúng ta còn sơ suất, trường hợp nào chưa giải quyết thỏa đáng chính sách, cần phải quan tâm”. Tình hình an ninh trật tự của Tiền Giang còn có một số vấn đề, đặc biệt gần đây nổi lên tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần làm gia tăng sự mất ổn định xã hội, tiếp tục làm khánh kiệt kinh tế của nhiều hộ gia đình vốn đã khó khăn. Tỉnh cần điều tra, xử lý nghiêm tình trạng tín dụng đen.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cũng đã cho ý kiến về các kiến nghị của Tiền Giang trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển. 

Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng cho biết, tăng trưởng GRDP năm 2016- 2017 của tỉnh nằm trong tốp 3 tỉnh (cùng Long An, Trà Vinh) tăng trưởng cao nhất ĐBSCL (bình quân 8,0%/năm; 6 tháng đầu 2018 tăng 7,23%). Thu nhập/người (GRDP/người) ngày càng tăng (tương đương 1.912 USD, bằng 82,7% của cả nước). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp (61,5% năm 2017) và giảm tỷ trọng nông nghiệp (giảm còn 38,5%). 


Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà một số gia đình người có công với cách mạng ở tỉnh Tiền Giang./. 

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.