Thủ tướng: Đà Nẵng phải là cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.
(PLVN) Tiếp tục chuyến công tác tại Đà Nẵng, chiều 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn Công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về công tác xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Thời điểm thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ

Theo báo cáo của TP. Đà Nẵng, năm 2021, mặc dù dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề, nhưng tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP) cả năm vẫn tăng 0,18%; GRDP bình quân đầu người đạt 87,87 triệu đồng (tương đương 3.753 USD, cao nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung). Một số ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 4,6%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên 3,18 tỷ USD, tăng 13,2%, xuất siêu 487 triệu USD.

Cuộc làm việc của Đoàn Công tác Trung ương với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhằm đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, việc triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội về Thành phố Đà Nẵng...

Cuộc làm việc của Đoàn Công tác Trung ương với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhằm đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, việc triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội về Thành phố Đà Nẵng...

Đặc biệt, tình hình kinh tế-xã hội Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc, nhất là từ tháng 3 đến nay. GRDP quý II tăng 12,37%; 6 tháng đầu năm tăng 7,23% (tốc độ tăng xếp thứ 2/5 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; 4/14 vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; 28/63 toàn quốc).

Động lực chủ yếu và hạt nhân tăng trưởng chính của Đà Nẵng là khu vực dịch vụ (6 tháng đầu năm tăng 9,82%, quý II tăng 17,8%); tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 6,3%. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước tăng 20,8%; xuất khẩu phần mềm tăng 30%. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 68% dự toán cả năm, tăng 18% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng tăng 9,31% so với cùng kỳ 2021.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới tăng 16,3%, với 49 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp cao gấp 2,24 lần so với năm 2020. Đối với thu hút đầu tư trong nước, Thành phố đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 27 dự án với tổng vốn đầu tư là 7.748 tỷ đồng, tăng 35% về số dự án.

Đà Nẵng tiếp tục nằm trong tốp các tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đứng thứ nhất cả nước về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin", đứng thứ 3 cả nước về Chỉ số cải cách hành chính.

Bí thư Thành uỷ Đà Đà Nẵng báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2022.

Bí thư Thành uỷ Đà Đà Nẵng báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2022.

Năm 2022, Đà Nẵng xác định chủ đề "Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội". Với những cơ chế, định hướng lớn đối với sự phát triển thành phố từ Nghị quyết số 43 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 119 của Quốc hội và Nghị định số 34 của Chính phủ về triển khai mô hình chính quyền đô thị và sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch chung của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cùng với sự kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Có thể nói đây là thời điểm thích hợp để Đà Nẵng hiện thực hóa, đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án và thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Đà Nẵng phải làm tốt công tác quy hoạch theo tinh thần 4 trụ cột

Phát biểu buổi làm việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ những kết quả đạt được và thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức đối với Đà Nẵng như quy mô, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng, chưa thực sự bứt phá; tổng thu ngân sách nhà nước còn khiêm tốn. Tốc độ phục hồi và phát triển khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng còn thấp; dịch vụ logistic còn manh mún, phân mảnh, tính liên kết chưa cao. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm chỉ đạt 25,2% kế hoạch. Đà Nẵng chưa thể hiện tốt vai trò đầu tàu, hạt nhân phát triển, liên kết, hợp tác của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Thủ tướng đề nghị Đà Nẵng cần phải tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể; tận dụng hiệu quả mọi tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước độc lập, tự chủ…

“Suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2022 và kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021-2025”, Thủ tướng nói, đồng thời đề nghị Đà Nẵng tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp; Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Khẩn trương, nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Trung tâm tài chính quy mô khu vực tại Đà Nẵng. Phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với yêu cầu: Đà Nẵng phải làm tốt công tác quy hoạch theo tinh thần, phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển chính trị kinh tế xã hội gắn với phát triển du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận buổi làm việc với yêu cầu: Đà Nẵng phải làm tốt công tác quy hoạch theo tinh thần, phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển chính trị kinh tế xã hội gắn với phát triển du lịch

"Tôi đề nghị các đồng chí làm tốt công tác quy hoạch theo tinh thần các đồng chí nói 3 trụ cột, thì tôi tán thành như bổ sung thêm một trụ cột là phát triển văn hóa để ngang tầm với phát triển chính trị kinh tế xã hội gắn với phát triển du lịch. Du lịch mà không có văn hóa không toàn diện thì không phát huy hết được. Chúng ta phải phát triển văn hóa, khai thác tốt du lịch, bổ sung, phát triển du lịch và phát triển du lịch thì phải gắn với và thúc đẩy phát triển trên con đường di sản” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật quy hoạch với tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, giải pháp đồng bộ, hiệu quả; Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch phân khu theo Quyết định số 359/QĐ-TTg về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án, công trình trọng điểm, huy động tối đa mọi nguồn lực, quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng; Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng KTXH đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường hợp tác công tư, chú trọng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước, quốc tế và theo hướng xanh, phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ cao…

Triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội. Chú trọng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tổ chức triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; tăng cường đối thoại, đồng hành và giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi số. Chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng (ảnh VGP)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng (ảnh VGP)

Đối với các đề xuất, kiến nghị của thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý về mặt nguyên tắc; đề nghị các bộ, ngành, đơn vị bàn bạc với Đà Nẵng, xây dựng lộ trình, chương trình giải quyết theo thầm quyền; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, đề xuất, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền giải quyết, trên nguyên tắc linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật, hài hòa lợi ích.

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ cháy.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.