Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng ngày 8/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 26 địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc. Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương; Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố 26 địa phương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía bắc.

Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân, thực hiện "4 tại chỗ"; công tác ứng phó ở cả Trung ương và địa phương; đánh giá hậu quả, phân tích, chia sẻ các bài học kinh nghiệm; các biện pháp khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể và các biện pháp lâu dài, chiến lược.

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, do đó phải bàn với tinh thần khẩn trương; tiếp tục triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bão; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó sạt lở, sụt lún.

Bão cũng tác động tới hệ thống điện, viễn thông, Thủ tướng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) là cơn bão rất đặc biệt, hình thành phía đông của Philippines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17.

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ, nhất là khu vực miền núi phía bắc đã bị tổn thất rất nặng nề do các đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất dồn dập trong tháng 7-8/2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để ứng phó, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, liên tiếp ban hành 03 công điện khẩn để chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương khẩn trương, tập trung triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

Các lực lượng, địa phương đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc 03 công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ trước khi bão đổ bộ.

Cụ thể, kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người về nơi tránh trú. Tổ chức sơ tán 52.979 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh: 3.460 người; Hải Phòng: 23.581 người; Thái Bình: 21.510 người; Nam Định: 1.743 người, Ninh Bình: 2.685 người).

Huy động 438.275 người, 6.642 phương tiện các loại để ứng phó với bão, phân công lực lượng ứng trực tại các vị trí xung yếu.

Về thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 07h ngày 8/9/2024), do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được.

Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu gồm 05 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 5, Hà Nội 10); 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng,

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ.

Về nông nghiệp, 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345 ha; Hải Phòng: 6.750 ha; Hải Dương 11.200 ha; Bắc Ninh: 11.009 ha; Hà Nội: 6.218 ha; Nam Định: 2.800 ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418 ha...); 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000 ha; Thái Bình: 1.385 ha, Hưng Yên 1.818 ha,...); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

Vào khoảng 0h5' ngày 08/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 bị thương.

Hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại, các gia đình có người thiệt mạng; tiếp tục triển khai ngay các công việc khắc phục hậu quả bão; kịp thời xử lý các vấn đề liên quan tới đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về đặc điểm của cơn bão số 3, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá đây là cơn bão có cường độ tăng nhanh (trong 24 giờ cường độ bão tăng 8 cấp) và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài, khi đổ bộ vào phía đông của đảo Hải Nam (Trung Quốc) vẫn còn giữ cường độ siêu bão. Là cơn bão mạnh nhất trong vòng 30 năm qua trên khu vực Biển Đông.

Mức độ giảm cấp trên đường đi không theo quy luật thông thường. Thông thường khi đi qua đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào vịnh Bắc Bộ, các cơn bão thường yếu đi nhanh, nhưng với bão số 3 cường độ không giảm nhanh, khi áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng vẫn giữ cường độ cấp 12-13.

Thời gian lưu bão trên đất liền kéo dài (12 giờ). 4h sáng nay (8/9) bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ, dự báo trong 12-24 giờ tới áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu thành vùng thấp và tan dần.

Dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về cường độ cũng như hướng di chuyển của bão số 3 sát với hướng di chuyển và cường độ thực tế của bão trên Vịnh Bắc Bộ cũng như khi đi vào đất liền, và có sự tương đồng với dự báo của các cơ quan dự quốc tế.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 08- 09/9/2024, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24h có thể lên tới 100-150 mm, có nơi có thể trên 200 mm.

Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:

(1) Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3.

(2) Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.

(3) Nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.