Thủ tướng Chính phủ phân công nhiệm vụ đối với các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 19/QĐ-TTg về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 19/QĐ-TTg về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Theo quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái được phân công theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các cơ quan và làm nhiệm vụ Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 06/9/2021 về phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác khối kinh tế tổng hợp, bao gồm kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ Nhà nước; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi; chỉ đạo giải quyết công việc liên quan đến thương mại-xuất nhập khẩu, dự trữ và cung ứng nguồn cung xăng dầu, dịch vụ logistics; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất trong thời gian Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vắng mặt…Theo dõi và chỉ đạo Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.

Theo dõi và chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ đạo giải quyết công việc liên quan đến công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường; chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; bảo đảm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; các công trình trọng điểm quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của pháp luật và theo dõi, chỉ đạo: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vắng mặt…

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp; ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân); hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông-hải đảo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang theo dõi, chỉ đạo công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam; các vấn đề về nhân quyền… Chỉ đạo giải quyết công việc liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và theo dõi, chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vắng mặt và các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ./.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.