Thủ tướng Chính phủ: Cán bộ không được ôm vào mình những quyền lợi không chính đáng

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.
(PLO) - Hôm qua (2/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.

Nhiều vụ kỷ luật nhưng không vì thế mà chùn bước trong phát triển

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết, Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổ chức lần này nhằm đánh giá tình hình sau 1/2 chặng đường năm 2018, nhất là “nhìn nhận yếu kém, tồn tại, nguy cơ đặt ra đối với sự điều hành, quản lý kinh tế - xã hội của đất nước”. Từ đó, Chính phủ có biện pháp cụ thể, hiệu quả hơn để xử lý, khắc phục kịp thời trong 6 tháng cuối năm. Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận 18 vấn đề chủ yếu như kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển đô thị, kinh tế tư nhân, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và các vấn đề xã hội bức xúc khác…

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh 3 vấn đề xã hội bức xúc, đề nghị các địa phương chú tâm hơn. Thứ nhất, phải có biện pháp tốt hơn nữa phòng chống thiên tai, hỗ trợ người dân.

Thứ hai, an ninh trật tự là vấn đề quan trọng, điều kiện tiên quyết để tạo môi trường đầu tư ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo các địa phương, các cơ quan chức năng không được để kẻ xấu, phản động, kích động nhân dân.  

Thứ ba là một số vấn đề xã hội bức xúc như an toàn giao thông, an toàn xã hội, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, an toàn thực phẩm, vệ sinh trường học, bệnh viện, tham nhũng lợi ích nhóm, đề bạt cán bộ.  “Chúng ta không để tình trạng bức xúc kéo dài, ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của đất nước, đến niềm tin của nhân dân, đến thế hệ mai sau. Lòng dân cần phải được quan tâm, cần quan tâm lợi ích chính đáng của nhân dân. Đây là yêu cầu hết sức cần thiết của mọi cấp, mọi ngành trong đối thoại, xử lý công việc. Nhưng chúng ta phải lập lại kỷ cương phép nước. Dân chủ nhưng phải tập trung, dân chủ với số đông, với nhân dân, nhưng phải kiên quyết xử lý kẻ xấu cầm đầu chống đối chế độ chúng ta”, Thủ tướng nêu rõ.

 Về các sức ép đối với kinh tế - xã hội những tháng cuối năm, Thủ tướng lưu ý về sức ép đối với việc thực hiện mục tiêu lạm phát cả năm không quá 4%. Tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công chậm, dù nhiều cố gắng nhưng chỉ đạt 33% kế hoạch.

Theo Thủ tướng, “đáng mừng nhất thời gian qua là an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống người dân được cải thiện, bộ máy và biên chế có tiến bộ so với cùng kỳ. Đa số người dân tin tưởng, ghi nhận những kết quả đạt được. Đặc biệt, phần lớn người dân tin tưởng vào công cuộc phòng chống tham nhũng”.

Cho biết thời gian qua xảy ra nhiều vụ kỷ luật, nhiều vụ án, Thủ tướng nêu rõ: “Không phải vì thế mà chúng ta chùn bước trong phát triển, trong thực thi công vụ với tư cách là lãnh đạo của ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Anh nào chần chừ, không làm việc, không xông pha để làm ra sản phẩm, hoàn thành tốt nhiệm vụ là vấn đề đáng suy nghĩ”.

Không dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm 

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Mặc dù đạt tăng trưởng cao nhất so với các năm nhưng quán tính động năng tăng trưởng giảm đi, vì thế cần tiếp tục bổ sung động năng mới của tăng trưởng của 2 quý còn lại của năm 2018 kể cả động lực tăng trưởng của các năm 2019, 2020. Cần chỉ ra động lực, động năng của nền kinh tế chúng ta là gì trong thời gian tới để có sự phát triển bền vững. GDP thấp như vậy chưa phải tự hào, phải trăn trở để cùng hò nhau “cùng 1 chiếc thuyền đi về phía trước trong cuộc cách mạng này”.

Theo Thủ tướng, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, việc người dân bỏ tiền ra đầu tư kinh doanh thì những gì cản trở sức sản xuất, các bộ, ngành, địa phương cần dỡ bỏ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 

Thủ tướng cho biết, có 4 nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của đất nước. Đó là, thứ nhất, chưa tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ hai, kỷ cương phép nước không thực hiện nghiêm túc. Thứ ba, tham nhũng tiêu cực lợi ích nhóm xảy ra trầm trọng, thời gian dài. Thứ tư, bệnh quan liêu xa dân trong trong nhiều vấn đề về thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước. “Chính vì vậy tại hội nghị quan trọng này, tôi đề nghị chúng ta cần tiếp tục hủy bỏ các điều kiện kinh doanh vô lý không cần thiết với tốc độ nhanh hơn, phát hiện và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện các điều kiện kinh doanh mới núp bóng tại các thể chế chính sách, luật mới ban hành. Nền kinh tế phải lấy hiệu quả làm đầu cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nhân chú ý điều này. Môi trường kinh doanh tại Việt Nam cần được cải thiện mạnh hơn với nguyên tắc bình đẳng, an toàn, minh bạch.  Cán bộ không được ôm vào mình những quyền lợi không chính đáng”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho biết: không dung túng cho sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của một số bộ phận cán bộ công chức, viên chức mà có cơ chế đánh giá cán bộ tốt hơn, công bằng hơn.

Về xã hội, Thủ tướng cho biết: “Cần tập trung tuyên truyền để nhân dân hiểu, chủ động hơn đối với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vừa rồi một số chủ trương dân chưa hiểu nên phản đối, đây là trách nhiệm của chúng ta, các ngành cần đấu tranh với những thông tin sai sự thật, nhất là những tin đồn bịa đặt, vu khống và cần xử lý nghiêm vi phạm./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Một số chủng loại xe tăng tại Triển lãm.
(PLVN) -  9h hôm nay, 19/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế (QPQT) Việt Nam lần thứ hai năm 2024 chính thức khai mạc. Triển lãm được tổ chức nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.