Thủ tướng chỉ đạo 'siết' quản lý vùng trồng, phát triển ngành sầu riêng theo hướng bền vững

Sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam (Ảnh minh hoạ).
Sầu riêng là một trong những mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị xuất khẩu cao của Việt Nam (Ảnh minh hoạ).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trước thực trạng phát triển ồ ạt và rủi ro tiềm ẩn của ngành hàng sầu riêng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 71/CĐ-TTg, yêu cầu tái cơ cấu toàn diện ngành này. Trọng tâm là kiểm soát chặt mã số vùng trồng, phát triển chuỗi sản xuất - chế biến - xuất khẩu theo hướng bền vững, xử lý nghiêm gian lận và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nhằm giữ vững vị thế của sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới ký Công điện số 71/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững.

Theo Công điện 71/CĐ-TTg, sầu riêng là mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị xuất khẩu cao, đóng góp lớn cho kim ngạch rau quả của Việt Nam. Năm 2024, diện tích trồng đạt gần 180.000 ha, sản lượng ước khoảng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3,2 tỷ USD, chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Diện tích trồng tăng trung bình 19,5%/năm trong giai đoạn 2015–2024 và tiếp tục có xu hướng mở rộng.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam ở một số thời điểm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu, giá trị gia tăng, lợi nhuận của người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu.

Nguyên nhân chính là do một số quốc gia đã áp dụng thêm một số biện pháp kiểm soát bổ sung đối với sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam; bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp; tình trạng mở rộng, gia tăng nhanh diện tích sầu riêng tại một số địa phương đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng sầu riêng.

Cơ cấu lại ngành hàng sầu riêng: Ưu tiên chất lượng, mở rộng thị trường, giảm lệ thuộc quả tươi

Để ứng phó với các thách thức nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành sầu riêng theo Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, bảo đảm cân đối cung - cầu, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua đàm phán mở cửa với các đối tác mới.

Bộ được giao rà soát, sửa đổi quy định về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo hướng minh bạch, thống nhất, phù hợp thông lệ quốc tế; hoàn thiện hướng dẫn quy trình sản xuất sầu riêng an toàn, bền vững trong quý III/2025.

Cùng với đó, cần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc, nhất là khâu sau thu hoạch, bảo quản lạnh và chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ tổ chức làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để thống nhất quy trình kiểm tra, công nhận mã vùng trồng, cơ sở đóng gói và phòng thử nghiệm đạt chuẩn, tạo điều kiện thông quan thuận lợi cho sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tại các cửa khẩu, hệ thống kiểm dịch thực vật cần được bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị để kiểm tra, kiểm dịch kịp thời trong mùa thu hoạch cao điểm. Ngành hàng cũng cần được tái cấu trúc theo hướng nâng cao chất lượng, chế biến sâu, hạn chế lệ thuộc vào quả tươi nhằm ổn định đầu ra và tránh rớt giá.

Song song, Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình giám sát chặt việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch từ gốc. Đồng thời, phối hợp với địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng xây dựng chuỗi liên kết bền vững, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, phát triển thương hiệu, kiểm soát nguồn gốc nhằm nâng cao tính minh bạch và chống gian lận thương mại.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng thương hiệu quốc gia cho sầu riêng Việt Nam, phát triển hệ thống nhận diện và kênh tiêu thụ qua siêu thị, sàn thương mại điện tử và chuỗi phân phối quốc tế.

Đồng thời, cần xây dựng hệ thống phân phối ổn định tại các thị trường xuất khẩu lớn, tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu để giữ vững thị phần và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Các hiệp hội, doanh nghiệp cũng được khuyến khích tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu. Hệ thống tham tán thương mại tại nước ngoài phải chủ động khảo sát thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sầu riêng Việt.

Bộ Tài chính được yêu cầu chỉ đạo Cục Hải quan ưu tiên làm thủ tục thông quan nhanh cho các lô hàng sầu riêng. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi, giãn thuế cho doanh nghiệp chế biến, bảo quản sầu riêng; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm.

Tăng kiểm soát vùng trồng, xử lý gian lận, đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng

Bộ Công an được giao chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các hành vi gian lận mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, làm giả hồ sơ xuất khẩu và vi phạm pháp luật trong sản xuất, chế biến, kinh doanh sầu riêng, nhằm bảo vệ uy tín và hoạt động xuất khẩu.

Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành, địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn thao túng thị trường gây bất ổn sản xuất và xuất khẩu.

Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành có trồng sầu riêng tổ chức sản xuất theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; kiểm soát diện tích trồng mới, tránh phát triển ồ ạt, phá vỡ cân đối cây trồng và sử dụng đất không phù hợp. Các địa phương cần điều chỉnh quy hoạch vùng trồng theo hướng tập trung, quy mô lớn, thuận tiện cho cơ giới hóa và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

UBND các địa phương cũng phải giám sát, kiểm tra mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên địa bàn; hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ – xuất khẩu bền vững; tạo điều kiện thu hút đầu tư vào kho lạnh, logistics, chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, cần thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; tuyên truyền các quy định pháp luật trong nước và yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nâng cao ý thức tuân thủ trong toàn ngành.

Chính phủ cũng giao các lực lượng chức năng và cơ quan chuyên môn tăng cường giám sát toàn diện chuỗi sản xuất – đóng gói – tiêu thụ – xuất khẩu sầu riêng; đồng thời hướng dẫn xây dựng hệ thống giám sát nội bộ tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói nhằm đảm bảo duy trì điều kiện hoạt động ổn định, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Văn phòng Chính phủ được giao theo dõi, tổng hợp và kịp thời báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng những vấn đề phát sinh, đột xuất liên quan đến việc triển khai các chỉ đạo trong Công điện.

Đọc thêm

Để ngành Nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh bài.
(PLVN) -  Hôm qua (10/6), tại Hội thảo “Phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng” tổ chức ở Hà Nội, vấn đề làm sao để các sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường, đã được cơ quan chức năng và các doanh nghiệp bàn bạc, mổ xẻ kỹ lưỡng.

Các tỉnh Đông Nam Bộ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát động cao điểm 45 ngày đêm tăng tốc giải ngân.
(PLVN) -  Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm của cả nước - đang bước vào giai đoạn tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Với mục tiêu đến hết quý III (31/8/2025), tỷ lệ giải ngân đạt ít nhất 70% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương trong vùng đang triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt. Song, chặng đường phía trước vẫn còn không ít thách thức cần vượt qua.

Doanh nghiệp được 'giải phóng nguồn lực' từ cải cách thủ tục hành chính - Kỳ 1: 'Đòn bẩy vàng' giúp doanh nghiệp vươn mình mạnh mẽ

Cải cách TTHC không chỉ là việc cắt giảm giấy tờ mà còn là cuộc cách mạng về tư duy quản lý nhà nước.
(PLVN) - Việc cắt giảm giấy tờ, thực hiện thủ tục trực tuyến giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức - những thứ mà các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa luôn phải “cân đo đong đếm” từng ngày. Do đó, cách nào để chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đi vào thực tiễn chính là điều mà cộng đồng DN đau đáu quan tâm.

Nhà thầu tư nhân tự tin vào “sân chơi” lớn về hạ tầng

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm do Sơn Hải - một doanh nghiệp xây dựng tư nhân đầu tư và xây dựng theo hình thức PPP, trị giá hơn 4.300 tỷ đồng.
(PLVN) -  Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp hạ tầng dám nghĩ lớn, làm lớn. Kỳ vọng tương lai, trên các đại công trường, dự án quốc gia, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn những thương hiệu từ thành phần kinh tế tư nhân, thay vì đó là “sân chơi” của thành phần kinh tế khác…

Đạo đức kinh doanh cần được vun bồi từ gốc

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng: kinh doanh tử tế là cách duy nhất để đi đường dài. (Nguồn: Base)
(PLVN) - Mỗi quyết định kinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến xã hội. Chính vì thế, đạo đức doanh nhân không còn là câu chuyện lý thuyết mà cần trở thành cốt lõi để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nhân văn.

Tuân thủ pháp luật - Trách nhiệm tối thiểu và bắt buộc của doanh nhân

Chính phủ cho ra mắt Cổng Pháp luật quốc gia giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin pháp lý. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước hàng loạt vụ việc doanh nghiệp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Từ những xưởng sản xuất hàng giả, hàng nhái quy mô lớn bị phanh phui, cho đến các chiêu trò lừa đảo tinh vi qua mạng, quảng cáo sai sự thật hay sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm... Mỗi “cú phốt” như vậy đang trở thành hồi chuông cảnh tỉnh, phơi bày những “lỗ hổng” trong ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người kinh doanh.

Người trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp 'xanh'

Anh Hoàng Đức Mạnh dùng kiến thức mình học hỏi trong trường đại học đem đến cho bà con nông dân cách thức sản xuất mới đạt hiệu quả cao. (Nguồn: HTX Hoa Phong)
(PLVN) - Bắt đầu từ những sản phẩm thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên, hiện nay nhiều người trẻ khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh xanh. Họ đã và đang truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lên ý tưởng “startup” mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

Niềm tin là tài sản lớn nhất của thương nhân

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thực hiện nhiều dự án phục vụ cộng đồng.
(PLVN) - Trong mọi thời đại, doanh nhân không chỉ là người tạo ra của cải vật chất, mà còn là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phát triển xã hội và hình thành các chuẩn mực đạo đức trong kinh tế. Trong kỷ nguyên kinh tế số, với nhiều biến động, không phải vốn liếng hay tài sản mà chính niềm tin mới là điều tạo nên đẳng cấp và độ bền vững của một doanh nghiệp.

Đạo đức doanh nhân - nền móng cho một nền kinh tế bền vững

Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò của doanh nhân là những người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ trước những biến động chưa từng có, vai trò của doanh nhân ngày càng được đề cao như những “kiến trúc sư” của sự phát triển bền vững. Đặc biệt, tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân càng khẳng định rõ, đạo đức doanh nhân chính là nền móng quan trọng để xây dựng một nền kinh tế mạnh, tự chủ và bền vững. Đạo đức trong kinh doanh không chỉ là lựa chọn, mà còn là “điều kiện sống còn” trong kỷ nguyên mới.

Dẹp bỏ tâm lý tìm cách trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giữa những ngày hè oi ả đầu tháng 6/2025, không khí làm ăn của một số tiểu thương, hộ kinh doanh tại nhiều địa phương trên cả nước cũng trở nên nóng bỏng bởi làn sóng “ngừng nhận chuyển khoản”, “chỉ nhận tiền mặt” lan rộng. Thực chất, đây là những chiêu trò che giấu nỗi lo sợ bị “soi” doanh thu, bị tính thuế theo đúng quy định pháp luật.

Giải pháp để kích cầu tiêu dùng thiết bị y tế trong nước

Bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.
(PLVN) - Hiện, thị phần thiết bị y tế (TBYT) sản xuất trong nước chiếm một phần rất nhỏ vì nhiều lý do. Cũng bởi vậy, “bài toán” kích cầu tiêu dùng TBYT trong nước luôn được các doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư quan tâm. Đây cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam với bà Cao Thị Vân Điểm - Phó Chủ tịch Hội TBYT Việt Nam.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng hơn 51% trong 5 tháng đầu năm

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) -  Theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước

Giá thuê nhà, điện sinh hoạt tăng khiến CPI tháng 5 tăng 0,16%

CPI tháng 5 tăng nhẹ (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng 6/6, Tổng Cục Thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,16% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu do giá thuê nhà, vật liệu bảo dưỡng nhà ở, điện sinh hoạt và ăn uống ngoài gia đình tăng.