Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố chiến tranh với bệnh béo phì ở Anh

Ông Boris Johnson uống bia vào năm 2016. Ảnh: Reuters.
Ông Boris Johnson uống bia vào năm 2016. Ảnh: Reuters.

(PLVN) - Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đưa ra lời xin lỗi bất thường hôm 29/6 khi thừa nhận rằng trong quá khứ, ông đã "buông lơi" trong việc ngăn chặn béo phì và tuyên bố sẽ tiến hành "cuộc chiến" với bệnh này.

Thủ tướng Boris Johnson quyết định xem lại chế độ ăn uống của mình sau biến chứng nguy hiểm khi mắc Covid-19 khiến ông suýt chết. 

Tại thời điểm bị đưa vào bệnh viện 2 tháng trước do bị Covid-19, ông nặng hơn 110kg. Theo Boris Johnson, ông nhạy cảm với virus là do chỉ số xấu của khối lượng cơ thể.

Trong một cuộc phỏng vấn với Daily Mail, ông đã cho chụp ảnh khi ông chống đẩy để chứng tỏ rằng ông "có thân hình đẹp như chú chó Rottweiler", và sẽ nghiêm túc để có được thân hình mong muốn.

Thủ tướng Boris Johnson quyết tâm chiến đấu với bệnh béo phì ở Anh để chuẩn bị tốt hơn cho đất nước trước các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Boris Johnson quyết tâm chiến đấu với bệnh béo phì ở Anh để chuẩn bị tốt hơn cho đất nước trước các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai. Ảnh: Reuters.

"Ai cũng biết rằng đây là một vấn đề khó nhưng tôi nghĩ đó là một điều gì đó mà tất cả chúng ta cần phải giải quyết", ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 29/6, "Tôi nghĩ chắc chắn chung ta phải chăm sóc sức khỏe dân chúng của mình, và chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và sẽ chống lại các bệnh như Covid-19 nếu có thể chống lại bệnh béo phì".

Béo phì được coi là yếu tố nguy cơ chính khiến bệnh Covid-19 diễn biến nặng, và cơ hội phục hồi sau khi khỏi bệnh giảm đi, đặc biệt là với bệnh nhân bị tiểu đường. Boris Johnson nói rằng ông muốn hành động ngay từ bây giờ để đưa sức khỏe của quốc gia trở nên tốt hơn trong trường hợp nếu xảy ra làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai vào cuối năm nay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018, Malta là quốc gia duy nhất trong Liên minh Châu Âu có vấn đề béo phì lớn hơn ở Anh. Báo cáo năm 2017 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cho biết tình trạng béo phì đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng, gần gấp đôi kể từ đầu những năm 1990.

Trong năm 2015, 26,9% dân số Anh được coi là béo phì. Quan sát của chính phủ cho thấy 28,7% người trưởng thành ở nước này bị béo phì lâm sàng, còn 35,6% được phân loại thừa cân.

Đặc biệt đáng quan tâm ở Anh là sự gia tăng bệnh béo phì ở trẻ em. Các chuyên gia nói rằng lối sống khi cách ly đã làm vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ em ít tập thể dục đi, dành nhiều thời gian xem màn hình và ăn nhiều đồ ăn vặt ở nhà. Ngay cả trước đại dịch, 1/5 trẻ em Anh bị thừa cân.

Khoai tay chiên - món ăn yêu thích của người Anh. Ảnh: Reuters
Khoai tay chiên - món ăn yêu thích của người Anh. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các người tham gia chiến dịch chống béo phì cho biết cách tiếp cận của Thủ tướng Anh trong việc thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò việc ăn uống và tập thể dục lành mạnh chưa đủ. Nếu ông thực sự muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải liên tục "phá" quảng cáo của các tập đoàn thực phẩm lớn.

"Cấu trúc di truyền của chúng ta đã không thay đổi trong 30 năm", bà Caroline Czerny thuộc Liên minh các bác sĩ và tổ chức từ thiện về bệnh béo phì cho biết, "Hiện nay chúng ta sống trong môi trường mà bạn có thể đạt được thực phẩm có nhiều calo, đơn giản chỉ cần nhấn một nút trên điện thoại và nó sẽ được mang đến cửa của bạn".

Liên minh chống béo phì đã liệt kê 10 hành động mà chính phủ nên thực hiện để chống béo phì, một trong những hành động khẩn cấp là sử dụng các kênh phân phối và quảng cáo, đặc biệt dành cho trẻ em.

Theo bà Caroline Czerny, các nhà sản xuất thực phẩm lành mạnh không có xu hướng quảng cáo và có ngân sách marketing của các tập đoàn toàn cầu như McDonald.

Việc chấm dứt gia hạn thuế muối và chất béo sẽ tương tự như thuế đường hiện có, đây là một trong những lời hứa bầu cử của Boris Johnson trong cuộc đua lãnh đạo của Đảng Bảo thủ.

Trong cuộc phỏng vấn vào ngày ra mắt đài phát thanh mới của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch hôm 29/6, Boris Johnson đã đề cập đến một bài báo mà ông viết vào năm 2004 khi còn làm việc tại tờ báo Daily Telegraph, trong đó ông tuyên bố rằng đó là lỗi của mỗi người nếu họ bị béo phì và "nhà nước càng cố gắng chịu trách nhiệm về vấn đề này, vấn đề càng trở nên khó giải quyết hơn."

Theo các dữ liệu của CIA World Factbook, các quốc gia trên đảo Thái Bình Dương có tất cả 10 quốc gia hàng đầu trong bảng xếp hạng béo phì toàn cầu, với Mỹ, Úc và Ả Rập Saudi đều có tỷ lệ người trưởng thành béo phì cao hơn Vương quốc Anh năm 2016. Trung Quốc ở gần cuối danh sách ngay phía trên Việt Nam - quốc gia "gầy" nhất thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.