Thủ tục tạm nhập, tái xuất thuốc và mỹ phẩm

Thủ tục tạm nhập, tái xuất thuốc và mỹ phẩm
(PLO) - Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phan Thành Tuyến, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tấn Đạt đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thủ tục tạm nhập, tái xuất mặt hàng mỹ phẩm, thuốc uống phục vụ thuyền viên tàu nước ngoài.

Công ty của ông Tuyến chuyên thực hiện dịch vụ logistics cho các chủ tàu nước ngoài tại Việt Nam. Công ty làm thủ tục tạm nhập tái xuất các thiết bị, phụ tùng sửa chữa tàu biển, thực phẩm, vật dụng sinh hoạt trên tàu nước ngoài đang neo đậu tại cảng Việt Nam. Hàng làm thủ tục tạm nhập tái xuất ngay, trong đó có mặt hàng như mỹ phẩm và thuốc uống dành cho thuyền viên.

Theo ông tham khảo thì hiện nay chưa có quy định về trường hợp tạm nhập tái xuất thuốc uống phải xin giấy phép Bộ Y tế. Ông Tuyến đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về vấn đề này.

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan- Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP: “Việc tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành”.

Quy định về việc nhập khẩu thuốc không nhằm mục đích thương mại tại Điều 75 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược như sau:

- Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh và không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất.

- Các trường hợp khi nhập khẩu không vì mục đích thương mại không cần giấy phép bao gồm: Số lượng nhập khẩu không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 7 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo; thuốc nhập khẩu không phải là thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc tiền chất có tổng trị giá hải quan không quá 200 đô la Mỹ; trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10 triệu đồng 1 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 4 lần trong 1 năm cho 1 cá nhân.

Căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp thuốc nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép nhập khẩu phải thực hiện theo giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương.

Đề nghị ông căn cứ thực tế hàng hóa và đối chiếu các quy định nêu trên để xác định mặt hàng thuốc dự kiến tạm nhập, tái xuất có cần phải giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương không. Trường hợp còn vướng mắc phát sinh, đề nghị ông liên hệ với Bộ Y tế để được hướng dẫn giải quyết.

Thủ tục tạm nhập tái xuất mỹ phẩm cho thuyền viên tàu nước ngoài

Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/11/2011 của Bộ Y tế quy định, mỹ phẩm nhập khẩu phải có Phiếu công bố mỹ phẩm (không phải giấy phép nhập khẩu). Theo đó, căn cứ Khoản 2, Điều 12 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên thì mỹ phẩm tạm nhập, tái xuất cho thuyền viên tàu nước ngoài không phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.

Về hồ sơ hải quan, đề nghị ông căn cứ theo hồ sơ đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và khai báo theo mã loại hình G13 - Tạm nhập miễn thuế khi tạm nhập và G23 - Tái xuất miễn thuế khi tái xuất trên tờ khai hải quan.

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.