Thủ tục hỗ trợ kinh phí đào tạo duy trì việc làm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo duy trì việc làm cho người lao động là một trong những chính sách đáng chú ý được quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 mà Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành.

Điều kiện được hỗ trợ

Quyết định 23 quy định, người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022 được hỗ trợ kinh phí đào tạo duy trì việc làm cho người lao động (NLĐ) khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.

Thứ hai, phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động.

Thứ ba, có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với doanh thu cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020.

Thứ tư, có phương án hoặc phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Mức hưởng và thời gian hưởng hỗ trợ

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 đồng/người lao động/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ.

Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định tại khoản này thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả.

Thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng. Phương thức chi trả là chi trả trực tiếp cho NSDLĐ theo phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được phê duyệt.

Về hồ sơ đề nghị, Quyết định 23 quy định bao gồm những hồ sơ sau: Một là, văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ và kê khai về doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020 theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Hai là, văn bản của NSDLĐ về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ. Ba là, phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quyết định này. Bốn là, xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) về việc NSDLĐ đóng đủ BHTN cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ và đóng đủ BHTN đối với NLĐ tham gia đào tạo.

Thủ tục nộp hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ

Nếu đủ điều kiện như nêu trên, NSDLĐ có nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ đề nghị cơ quan BHXH nơi đang tham gia BHXH xác nhận về việc đóng đủ BHTN theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Quyết định này. Cơ quan BHXH xác nhận trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của NSDLĐ.

Sau đó, NSDLĐ gửi hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) nơi đặt trụ sở chính. Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở LĐ-TB&XH xem xét, quyết định việc hỗ trợ. Quyết định hỗ trợ gửi bản giấy và bản điện tử theo quy định đến: cơ quan BHXH cấp tỉnh để thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ, NSDLĐ để thực hiện, cơ sở thực hiện việc đào tạo. Trường hợp không hỗ trợ thì Sở LĐ-TB&XH trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cơ quan BHXH cấp tỉnh chuyển một lần toàn bộ kinh phí hỗ trợ cho NSDLĐ.

Trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ, NSDLĐ thực hiện việc chuyển kinh phí cho cơ sở thực hiện việc đào tạo theo phương án đã được phê duyệt.

Trong 45 ngày kể từ ngày kết thúc việc đào tạo, NSDLĐ phải hoàn thành việc thanh, quyết toán kinh phí với cơ sở thực hiện việc đào tạo theo thực tế và báo cáo kết quả thực hiện về Sở LĐ-TB&XH.

Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện của NSDLĐ, Sở LĐ-TB&XH ban hành quyết định thu hồi kinh phí đào tạo còn dư (nếu có) gửi cơ quan BHXH cấp tỉnh và NSDLĐ để thực hiện hoàn trả kinh phí về Quỹ BHTN theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.