Thủ tục hành chính trong thi hành án dân sự: Quy định rõ để không áp dụng tùy tiện

Công chức THADS hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính.
Công chức THADS hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính.
(PLO) - Thực tế triển khai hiện nay cho thấy trong lĩnh vực THADS vẫn còn một số thủ tục hành chính (TTHC) được quy định chưa cụ thể hoặc có trình tự thực hiện phức tạp khiến thời gian giải quyết TTHC bị kéo dài. Do đó, cần kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để rút ngắn thời gian giải quyết TTHC nói riêng và quy trình tổ chức THADS nói chung để hạn chế sự tùy tiện, thiếu sót khi áp dụng.

Áp dụng tùy tiện do TTHC quy định chưa rõ 

Cụ thể, về thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, khoản 1, Điều 66 Luật THADS quy định: “Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”.

Tuy nhiên như thế nào là “áp dụng ngay” thì chưa có hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng trên thực tế phụ thuộc vào cách hiểu của Chấp hành viên. Hầu hết các cơ quan THADS đề xuất áp dụng biện pháp bảo đảm trong thời gian 24 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và không cần phải xác định rõ số tiền trong tài khoản cần phong tỏa như quy định tại khoản 2, Điều 67 Luật THADS. Tuy nhiên, đó cũng chưa thực sự là giải pháp khả thi, bảo đảm ngăn chặn việc tẩu tán đối với tài sản là tiền trong tài khoản, nhất là trong thời đại các giao dịch tài khoản bằng con đường điện tử ngày càng trở nên thông dụng. 

Xung quanh vấn đề này còn có đề xuất xây dựng cơ chế phong tỏa tự động đối với tài khoản của đương sự mà không cần đề nghị từ phía cơ quan THADS và nếu theo đề xuất này thì không cần thiết duy trì thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm để đề nghị phong tỏa tài khoản như hiện nay nữa. Do đó, đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, để sớm có giải pháp phù hợp, tháo gỡ vướng mắc cho cơ quan THADS.

Ngoài ra, thủ tục đề nghị ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hiện nay cũng chưa được quy định rõ ràng.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS: “Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì mua Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản bán đấu giá”.

Nếu trên thực tế phát sinh trường hợp nhiều sở hữu chung có đề nghị ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành án thì chỉ quy định như trên thời gian giải quyết vụ việc có nguy cơ bị kéo dài, khó xác định thời hạn hoàn thành. Do đó, quy định này cần được sửa đổi, bổ sung  theo hướng xác định rõ thời hạn để Chấp hành viên phải thực hiện việc “thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua”, thời hạn để Chấp hành viên “tổ chức bốc thăm” trong trường hợp không thỏa thuận được.

Một số quy định về trình tự, thủ tục không hợp lý

Theo Điều 4, Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 1/8/2016 Quy định một số vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS: “Trường hợp người được thi hành án đề nghị áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV Luật THADS thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh”. Về nguyên tắc, ngay sau khi tiếp nhận đề nghị giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải phân công công chức, xử lý yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Do đó, trong thời hạn 10 ngày, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh là khá dài, khoảng thời gian trống kể từ khi nhận được yêu cầu đến khi Chấp hành viên tiến hành xác minh theo quy định trên không thực sự cần thiết. Do đó, quy định này cần được nghiên cứu để rút ngắn thời hạn 10 ngày nêu trên sao cho hợp lý.

Liên quan tới thủ tục nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án, khoản 2, Điều 104 Luật THADS quy định: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án.”

Quy định trên tuy bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án nhưng lại làm kéo dài thời gian tổ chức thi hành án. Bởi theo quy định tại Khoản 5, Điều 101 Luật THADS: “Trước khi mở cuộc bán đấu giá 1 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá”.

Trường hợp tài sản được bán đấu giá thành thì người phải thi hành án cũng đã không còn cơ hội để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá, vậy có thật sự cần thiết phải tiếp tục tạo cơ hội cho người phải thi hành án lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá trong trường hợp người được thi hành án đã đồng ý nhận tài sản để trừ vào tiền được thi hành án? Do đó, để rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án, nên chăng bỏ quy định tại khoản 2, Điều 104 Luật THADS về việc cho thời gian 30 ngày để người phải thi hành án lấy lại tài sản đưa ra bán đấu giá. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

(PLVN) - Bạn Hoàng Anh (Lào Cai) hỏi: Tôi là tài xế tự do, vừa rồi tôi có được thuê chở một chuyến hàng nhưng đi qua chốt bị cảnh sát kiểm tra, hàng hóa này không có giấy tờ, không có giấy phép nhập khẩu, bao bì là chữ nước ngoài. Xin hỏi, hàng đó có được xem là hàng nhập lậu không? Việc vận chuyển hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Đọc thêm

Trách nhiệm công dân trong thời đại số

Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet).
(PLVN) -  Trong những ngày qua, trên không gian mạng xã hội, một số luồng tin thất thiệt và bình luận ác ý đã xuất hiện, xoay quanh đời tư của một số đồng chí lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình. Dư luận bị đẩy đi quá xa khỏi ranh giới sự thật, gây tổn hại nghiêm trọng đến danh dự cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và làm lung lay niềm tin xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện của đạo đức, văn hóa ứng xử, mà còn là vấn đề thuộc về pháp luật và trách nhiệm công dân trong kỷ nguyên số.

Sử dụng số định danh cá nhân làm mã số thuế: Tiện lợi cho dân, hiệu quả cho quản lý

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Thay vì phải ghi nhớ nhiều loại mã số khác nhau, giờ đây người dân chỉ cần một số định danh cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ thuế. Việc tích hợp này không chỉ đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian mà còn giúp cơ quan quản lý tăng tính minh bạch, kết nối dữ liệu và nâng cao hiệu quả phục vụ người dân trong thời đại số.

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo

Vụ phản ánh xây dựng chiếm đất tại phường Phan Thiết: Ban Tiếp công dân tỉnh cho biết sẽ đôn đốc TP Tuyên Quang báo cáo
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, theo đơn của ông Tô Việt Hưng (ngụ tổ 3, phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), gia đình ông Nguyễn Thế Kim - bà Nguyễn Thị Hòa xây dựng công trình nằm ngoài phần diện tích đất đã được cấp sổ đỏ, xây dựng lên phần đất nhà ông Hưng làm chắn ngang thửa đất. Sự việc được ông Hưng gửi đơn đến cấp có thẩm quyền tại địa phương nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bình Thuận: Gặp khó vì thiếu quy định pháp luật về xe địa hình chạy trên đồi cát

Xe ô tô địa hình tại Bàu Trắng.
(PLVN) -  Trước khi xảy ra vụ tai nạn khi trải nghiệm xe địa hình tại đồi cát Trinh Nữ (xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khiến 1 du khách tử vong, cơ quan chức năng tỉnh và bản thân các DN kinh doanh loại hình du lịch này đều gặp khó vì chưa có các quy định pháp luật cụ thể liên quan tới xe địa hình, dù đã một số lần kiến nghị.

Đề xuất thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện

Phòng Tiếp công dân Thanh tra tỉnh Hải Dương. (Ảnh minh họa: Báo Hải Dương)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, dự thảo quy định về thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp xã, cấp tỉnh khi kết thúc cấp huyện.

Làm lộ thông tin người tiêu dùng, người bán hàng có phải chịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nội) hỏi: Thực tế, hiện các cửa hàng đang thực hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng nhằm mục đích tích điểm hoặc có khuyến mãi khi đến ngày sinh nhật của khách hàng. Nhưng thời gian gần đây, tình trạng lộ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, quyền riêng tư và lòng tin của khách hàng. Xin hỏi, trường hợp người bán hàng làm lộ thông tin khách hàng sẽ bị xử lý như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Bộ Xây dựng: Đề xuất bỏ dán tem thu phí trên kính ô tô

Tem thu phí SDĐB (bên phải) dán trên kính ô tô. (Ảnh: M.Sơn)
(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý sửa đổi Nghị định 90/2023/NĐ-CP về thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (SDĐB). Một trong những đề xuất đáng chú ý là bỏ tem thu phí SDĐB dán trên kính phương tiện.

Áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Nhiều cách hiểu khác nhau và việc áp dụng quy định của pháp luật không thống nhất liên quan đến các tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư và ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư, kinh doanh.