Thứ trưởng Trần Tiến Dũng:Cần sự trách nhiệm, sáng suốt, đoàn kết, trí tuệ của các đại biểu công chứng viên

(PLO) - Hôm nay (14/1), tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp chính thức Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam. Nhân sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Báo Pháp luật Việt Nam.

Thưa Thứ trưởng, việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động công chứng của nước ta?

-  Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam ra đời là minh chứng cho sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương đối với hoạt động công chứng nói chung và đội ngũ công chứng viên nói riêng.

Việc thành lập Hiệp hội cũng khẳng định sự đoàn kết, lớn mạnh của đội ngũ công chứng viên Việt Nam; thể hiện mong mỏi, nguyện vọng chính đáng của các công chứng viên về việc xây dựng một tổ chức có khả năng tập hợp, đại diện, bảo vệ quyền lợi cho chính các công chứng viên, duy trì các chuẩn mực đạo đức hành nghề công chứng.

Ngoài ra, Hiệp hội ra đời sẽ phát huy trí tuệ tập thể của hơn 2.400 công chứng viên, những người am hiểu pháp luật chuyên sâu tham gia vào công tác quản lý hoạt động công chứng cùng với các cơ quan quản lý nhà nước như xây dựng thể chế, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng

Bên cạnh đó, tại thời điểm tháng 10/2013 khi công chứng nước ta trở thành thành viên thứ 84 của Liên minh Công chứng quốc tế, chúng ta đã cam kết thành lập Hiệp hội Công chứng viên toàn quốc để đại diện cho công chứng Việt Nam.

Thứ trưởng có thể chia sẻ đôi nét về vị trí, vai trò của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam?

-  Vị trí, vai trò của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam thì đã được quy định trong Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Hiệp hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của các công chứng viên Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản. 

Chiều 13/1, Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội với phiên họp nội bộ. Đến dự phiên làm việc này có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất.

Phiên họp đã nhất trí số lượng Đoàn Chủ tịch gồm 5 công chứng viên gồm Công chứng viên Tuấn Đạo Thanh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội; Công chứng viên Nguyễn Trí Hòa, Phó Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội và 3 thành viên Ban vận động là Công chứng viên Hoàng Xuân Hoan, Công chứng viên Lê Thị Danh, Công chứng viên Nguyễn Vinh Huy. Công chứng viên Tuấn Đạo Thanh được giới thiệu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch, điều hành Đại hội.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, Công chứng viên Lê Thị Danh đã giới thiệu Ban thư ký Đại hội; Ban giám sát và kiểm tra tư cách đại biểu. Các đại biểu tham dự Đại hội đã nghe trình bày Chương trình Đại hội, Quy chế Đại hội, báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội cũng nghe trình bày, thảo luận Đề án nhân sự, Quy chế bầu cử và nghe Công chứng viên Tuấn Đạo Thanh trình bày nội dung báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự.

Sau một buổi chiều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thứ trưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội, phiên họp nội bộ của Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam đã hoàn thành các nội dung công việc đề ra. Cụ thể, đã thông qua Chương trình Đại hội, thông qua Đề án nhân sự, thông qua Quy chế Đại hội, Quy chế bầu cử, thông qua Ban Kiểm phiếu Ủy viên Hội đồng Công chứng viên toàn quốc và đặc biệt đã thông qua danh sách các ứng cử viên để bầu vào Hội đồng Công chứng viên toàn quốc.

Hiệp hội có vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về công chứng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể nói Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với hội viên của mình (là các công chứng viên, các Hội Công chứng viên ở địa phương).

Với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất, thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam, xin Thứ trưởng cho biết định hướng hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới và đôi lời nhắn nhủ tới Đại hội?

-  Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam ra đời chính thức đặt nền móng xây dựng “mái nhà chung” của giới công chứng viên Việt Nam. Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng, phát triển nghề công chứng bền vững, chất lượng, hiệu quả, hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới cần tập trung vào một số việc sau đây:

Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội và các nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP cũng như Điều lệ khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và Nghị quyết được thông qua tại Đại hội Đại biểu công chứng viên toàn quốc;

Tập hợp, đoàn kết các hội viên cùng hành động vì sự phát triển bền vững, xứng đáng với vị thế của nghề công chứng;

 Phát huy vai trò tự quản, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động của hội viên, xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ;

 Làm tốt vai trò kết nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng; hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý nhà nước về công chứng.

Nhiều việc cần làm ngay sau Đại hội như ổn định tổ chức, nhân sự của Hiệp hội để triển khai các hoạt động của Hiệp hội trên tinh thần đoàn kết, hợp tác, cùng chung ý chí và trách nhiệm; khẩn trương gửi Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ Hiệp hội theo quy định để triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội; xây dựng, ban hành các quy định, quy chế về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam; xác định những hạn chế, tồn tại của hoạt động để khắc phục, quán triệt các hội viên…

Tại Đại hội, tôi mong muốn các đại biểu đại diện cho công chứng viên cả nước cần trách nhiệm, sáng suốt, đoàn kết, trí tuệ, lựa chọn được những công chứng viên có phẩm chất, đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn vào các vị trí chủ chốt của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Công chứng viên Tuấn Đạo Thanh, Chủ tịch Hội Công chứng viên TP Hà Nội: Đáp ứng mong mỏi nhiều năm nay của đội ngũ công chứng viên

Việc đại hội thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam rất có ý nghĩa đối với đội ngũ công chứng viên Việt Nam.

Bởi theo quy định của Luật Công chứng, đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mang tính tự quản để đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập sự hành nghề công chứng; tham gia ý kiến với cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định.

Với những chức năng, nhiệm vụ trên, Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam ra đời đã đáp ứng mong mỏi nhiều năm nay của tất cả công chứng viên sau hàng chục năm hoạt động công chứng có mặt ở nước ta và nhất là từ khi xã hội hóa công chứng đã tạo điều kiện cho hơn 1.000 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có rất nhiều văn phòng công chứng được thành lập; đội ngũ công chứng viên cũng gia tăng nhanh chóng.

Việc tổ chức đại hội thành công sẽ khiến chúng tôi vui mừng trước những nỗ lực của mình sẽ được đền đáp xứng đáng và nhân dịp này, thay mặt Ban vận động, tôi xin cảm ơn sự chỉ đạo, hướng dẫn nhiệt tình của Bộ Tư pháp, nhất là Cục Bổ trợ tư pháp, sự ủng hộ các địa phương, các hội công chứng viên, các công chứng viên để đi đến được kết quả này.

Công chứng viên Hoàng Xuân Hoan, Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên TP HCM: Sự kiện tất cả công chứng viên đều mong đợi

Công chứng viên tính đến nay đã thành lập, hoạt động rộng khắp hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Số lượng công chứng viên hiện hơn 2.400 người, hành nghề trong các tổ chức hành nghề công chứng gồm cả phòng công chứng và văn phòng công chứng. Hoạt động công chứng có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế.

Từ khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực thi hành đến nay cũng đã hơn 11 năm rồi nhưng vẫn chưa thành lập được một tổ chức kết nối tất cả các công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng lại với nhau.

Mục đích của tổ chức này là để làm sao hoạt động công chứng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho người yêu cầu công chứng, hỗ trợ lẫn nhau giữa các công chứng viên, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của các công chứng viên.

Thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp mà đầu mối là Cục Bổ trợ tư pháp đã có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc tổ chức đại hội thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam và các công việc đã cơ bản hoàn tất, chỉ chờ ngày “khai sinh” Hiệp hội.

Đây là sự kiện tất cả công chứng viên và cá nhân tôi đều rất mong đợi bởi sẽ có một tổ chức để trước hết kết nối tất cả công chứng viên, các tổ chức hành nghề công chứng rồi qua đó hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật.

Là một thành viên có tuổi nghề gần 30 năm, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất háo hức trước đại hội này vì sẽ có được một tổ chức nghề nghiệp để cùng sinh hoạt với các đồng nghiệp.

Công chứng viên Nguyễn Thị Thơ, Trưởng Văn phòng công chứng Đông Anh: Là cơ hội để tri ân với nghề công chứng

Việc thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam là định hướng đề ra của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nguyện vọng của tất cả các công chứng viên, là mong muốn của các Hội Công chứng viên đã được thành lập.

Thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam sẽ đạt được các kỳ vọng với nghề công chứng Việt Nam như từ nay sẽ là thành viên đầy đủ tư cách của Liên minh Công chứng quốc tế; kết nối, đoàn kết các công chứng viên trong toàn quốc, giữa các tỉnh, thành.

Ngoài việc thống nhất về hoạt động chuyên môn thì một mong mỏi đặt ra là sẽ liên kết được mảng cơ sở dữ liệu chung trong cả nước của nghề công chứng, dẫn đến bảo đảm an toàn hơn về hoạt động nghề nghiệp.

Được tham gia Ban vận động, tôi cho rằng không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của cá nhân tôi mà còn của mỗi thành viên Ban, là cơ hội để mỗi thành viên tri ân nghề công chứng và vun vén những điều tốt đẹp hơn cho nghề nghiệp của mình.

Công chứng viên Lê Hồng Sơn, Trưởng Văn phòng Công chứng Sài Gòn: Hy vọng Hiệp hội là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền và lợi ích cho các công chứng viên

Ngay từ Luật Công chứng năm 2006, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên đã được quy định và Luật Công chứng năm 2014 tiếp tục quy định về việc thành lập tổ chức này.

Như vậy, hơn một thập kỷ đã qua thì đến nay, đại hội thành lập Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam – tổ chức xã hội nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên Việt Nam mới trở thành hiện thực. Khỏi phải nói thì chắc nhiều người cũng hiểu sự mong đợi của các công chứng viên chúng tôi với sự ra đời của Hiệp hội là như thế nào.

Trong thời gian tới, tôi hy vọng Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam không chỉ đáp ứng được kỳ vọng của các cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như của các công chứng viên mà còn thực sự là mái nhà thân thiết của các anh chị em công chứng viên, là nơi để chúng tôi tin tưởng, gửi gắm tình cảm của mình, là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền và lợi ích cho các công chứng viên.

Cũng như nhiều công chứng viên khác, tôi cam kết và nguyện sẽ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.

Hà Sơn (ghi)

Đọc thêm

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.