Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tham gia hiến máu hưởng ứng chương trình hiến máu tình nguyện

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tham gia hiến máu
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tham gia hiến máu
(PLVN) - Sáng ngày 12/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã tham gia hiến máu tại chương trình hiến máu tình nguyện do Bộ Y tế phối hợp với Viện Huyến học Truyền máu TW tổ chức. 

Chương trình hiến máu lần này là hoạt động thiết thực hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Tháng Thanh niên 2020. Hoạt động thường niên này được Bộ Y tế duy trì tổ chức từ nhiều năm nay vào mỗi thời điểm khan hiếm máu.

Phát biểu tại chương trình hiến máu, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Bên cạnh công tác phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện sử dụng máu lập kế hoạch sử dụng máu và chế phẩm máu tiết kiệm, hợp lý trong các trường hợp cần truyền máu; đồng thời phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động HMTN các cấp trong tuyên truyền, vận động các tập thể, cá nhân tham gia hiến máu.”

Ngay sau tết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến tình trạng khan hiếm máu trở nên trầm trọng ở hầu hết các địa phương.  Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện đã ban hành công văn đẩy mạnh hoạt động hiến máu tình nguyện để giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do điều trị trong thời gian phòng, chống dịch.

Trong thời điểm khó khăn ấy, chính các cán bộ y tế trên cả nước là những người tiên phong chia sẻ những thông tin và trực tiếp hiến máu. Nhiều đơn vị thuộc Bộ y tế và các cơ sở y tế tại Hà Nội đã tích cực tổ chức các ngày hiến máu với trên 5000 đơn vị máu được hiến tặng.

Tiêu biểu như Cơ quan Công đoàn Y tế Việt Nam; Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Phòng chống HIV-AIDS, Cục Quản lý Môi trường y tế; Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại chương trình hiến máu
 Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại chương trình hiến máu

Trực tiếp tham gia hiến máu, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: “Trong thời điểm phòng chống dịch, rất cần phải bảo vệ sức khỏe bản thân, nhưng chúng ta cũng cần nghĩ đến sức khỏe cộng đồng bằng việc tham gia hiến máu. Chúng tôi hi vọng nguồn máu của người hiến máu được sử dụng hiệu quả, góp phần cứu chữa người bệnh”.

Theo báo cáo của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan truyền thông, sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị và những thay đổi về cách thức tổ chức hiến máu trong giai đoạn chống dịch, Viện đã tiếp nhận 36.000 đơn vị máu trong tháng 2 vừa qua.

Đây là lượng máu kỷ lục được tiếp nhận trong tháng 2 của nhiều năm nay. Trong đó, riêng sự kiện Xuân Hồng đã thu hút hơn 1 vạn người đăng ký hiến máu trong 12 ngày tại 7 điểm tiếp nhận gần 9.005 đơn vị máu, gấp đôi so với dự kiến ban đầu 5000 đơn vị máu.

Trong sáng nay (12/3) đã có gần 100 người đăng kí hiến máu tại Bộ Y tế
 Trong sáng nay (12/3) đã có gần 100 người đăng kí hiến máu tại Bộ Y tế

Giai đoạn thứ 2 của cuộc chiến chống Covid-19 với khởi phát là sự xuất hiện của bệnh nhân thứ 17 - ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động hiến máu. Thách thức đặt ra cho các cơ sở y tế nước ta là làm sao vừa chống dịch an toàn lại vừa đẩy mạnh hoạt động hiến máu để giảm nguy cơ thiếu máu điều trị. . 

Đây là lần đầu tiên có nguy cơ thiếu máu phục vụ người bệnh trong tháng Thanh niên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19
Đây là lần đầu tiên có nguy cơ thiếu máu phục vụ người bệnh trong tháng Thanh niên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

TS. BS Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng viện Huyết học Truyền máu TW cho biết: “Do ảnh hưởng của giai đoạn 2, cùng với sự vắng vẻ ở các nơi công cộng thì các điểm hiến máu cũng thưa thớt người đến. Nhiều đơn vị đã có kế hoạch tổ chức hiến máu trong tháng 3 đều đã thông báo hoãn lịch và khả năng vẫn còn tiếp tục hoãn.

Từ ngày 7/3 đến nay, đã có 70 lịch hiến máu với khoảng 12.000 đơn vị máu trong tháng 3 bị hoãn. Với phương châm “Hiến máu an toàn - Đừng ngại Covid” Viện đảm bảo công tác tiếp nhận và cung cấp máu trong thời điểm chống dịch với 3 tiêu chí 3A: An toàn cho người hiến máu, An toàn cho người bệnh và An toàn cho nhân viên Y tế”.

Hiện tại, các tài liệu liên quan đến dịch bệnh do vi rút corona gây ra như Sars, Mers hay Covid-19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các vi rút đường hô hấp này có khả năng lây truyền qua đường máu.

Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ các yêu cầu chống dịch, Bộ y tế kêu gọi các đơn vị, cơ quan, các nhà quản lý và cộng đồng tiếp tục chung sức, đồng lòng tham gia hiến máu để đáp ứng yêu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh cần máu.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.