Thứ trưởng Mai Lương Khôi: “Thành công của ngành Tư pháp có vai trò lớn của phong trào thi đua khen thưởng”

(PLVN) - Chiều ngày 14/12, tại Tây Ninh, khu vực thi đua khối cơ quan tư pháp các tỉnh miền Đông Nam Bộ (MĐNB) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2021.

Tới dự và chỉ đạo hội nghị về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Mai Lương Khôi Thứ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Tư pháp. Về phía địa phương có đồng chí Dương Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cùng lãnh đạo các Sở Tư pháp và Cục thi hành án trong khu vực MĐNB.

Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

Theo Báo cáo thi đua khối cơ quan Tư pháp các tỉnh MĐNB, trong năm 2020, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố thuộc MĐNB đã chú trọng thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết là công tác xây dựng và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), kịp thời tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Danh mục văn bản QPPL của địa phương. Đồng thời, công tác thẩm định VBQPPL đã đảm bảo đúng quy định, trình tự, thủ tục theo Luật Ban hành văn bản QPPL. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành được chú trọng. Kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại các địa phương, đồng thời báo cáo Bộ Tư pháp kết quả thực hiện; thực hiện đăng tải, cập nhật các VBQPPL do HĐND và UBND tỉnh ban hành vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật...

Trong công tác pháp chế, sở Tư pháp các tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch về: thực hiện công tác pháp chế; kiểm tra công tác pháp chế năm 2020, thường xuyên tham mưu đề xuất UBND tỉnh củng cố, kiện toàn và bố trí người làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ pháp chế…

Song song đó, công tác quản lý Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở với nhiều hình thức đa dạng và phong phú thông qua các cơ quan báo, đài của địa phương; tổ chức các hội nghị triển khai, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật... Công tác quản lý Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cũng được các sở Tư pháp tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động. Đồng thời sở Tư pháp các tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt và tăng cường công tác quản lý về bổ trợ tư pháp (công chứng, đấu giá tài sản, luật sư, thừa phát lại, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý,...).

Đối với các cơ quan Thi hành án dân sự, kế hoạch công tác năm 2020 đã được phê duyệt và có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo  Bộ Tư pháp tại Hội nghị về công tác tổ chức cán bộ. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trong khu vực MĐNB đã kịp thời triển khai, thực hiện đúng quy định về thẩm quyền phân cấp trong công tác tổ chức cán bộ. Đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường đổi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác. Bên cạnh đó, chú trọng đề cao trách nhiệm, vai trò gương mẫu của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ chủ chốt trong việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính từ Cục đến các Chi cục Thi hành án dân sự, góp phần xây dựng phong cách làm việc, giữ vững chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức.

Năm 2021 là bản lề

Đánh giá chung những mặt ưu điểm trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 của cơ quan, đơn vị thành viên thuộc MĐNB, theo báo cáo, đã chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc ngay từ đầu năm. Nội dung phong trào thi đua thiết thực, bám sát với kế hoạch của Bộ Tư pháp và địa phương. Gắn kết với nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của ngành và có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Từ đó, đã đem lại hiệu quả thiết thực trong các phong trào thi đua, góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được giao.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi cùng lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và Sở Tư pháp chủ trì hội nghị .
Thứ trưởng Mai Lương Khôi cùng lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và Sở Tư pháp chủ trì hội nghị .

Nhìn chung, việc tổ chức triển khai phong trào thi đua của các cơ quan trong Khu vực thi đua đã tập trung vào những công tác trọng tâm, gắn thi đua với việc củng cố kiện toàn tổ chức, cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, phát huy sáng kiến, nâng cao năng lực và chất lượng, hiệu quả công tác và các phong trào khác do ngành và tỉnh phát động, nhất là phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016-2020, “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025, “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2020-2025...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, công tác thi đua khen thưởng năm 2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19 nên một số hoạt động tổ chức các phong trào thi đua năm 2020 của các sở Tư pháp vẫn chưa được thực hiện; kết quả, tiến độ để hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác tư pháp chưa đảm bảo theo đúng theo kế hoạch đã đề ra. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức các phong trào thi đua có lúc, có nơi còn mang tính hình thức và chưa thật sự sôi nổi, chưa chủ động phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến vẫn chưa được triển khai đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa trong ngành.

Trong phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác thi đua, khen thưởng năm 2021, Báo cáo cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành về công tác thi đua, khen thưởng để nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, triển khai trong toàn ngành các nội dung công tác tư pháp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Gắn chặt hoạt động ngành Tư pháp với thi đua khen thưởng

Toàn cảnh Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cho rằng năm 2020 với nhiều khó khăn thách thức, nhất là dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lụt đã ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, trong đó công tác của Bộ, ngành Tư pháp cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng điều đáng mừng, theo Thứ trưởng, ngành Tư pháp có những nỗ lực, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương giao phó. Trong đó phải kể đến tổng kết thi hành nhiều Nghị quyết của Đảng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, tạo cơ sở, định hướng cho thể chế pháp luật và tư pháp trong thời gian tới, như: Nghị quyết 48-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 32-CT/TW, Chỉ thị 33-CT/TW của Ban Bí thư…

Đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo hội nghị.
 Đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cho biết, công tác chuyên môn của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục được tăng cường, nâng cao hiệu quả. Qua tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ và 63 tỉnh thành cho thấy, toàn ngành Tư pháp có một năm thành công trên nhiều mặt công tác, nhất là trong xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn với tổ chức thi hành pháp luật, quản lý các hoạt động tư pháp. Thứ trưởng đánh giá sự thành công trên có phần đóng góp không nhỏ của ngành Tư pháp khu vực MĐNB. Trong đó, nổi bật là Sở Tư pháp TP.HCM đã tư vấn 588 vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp như đất đai, hành chính, tăng hơn 47% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp Bình Dương tổ chức được ba cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet, Sở Tư pháp Đồng Nai thực hiện chuyên mục “Bạn và trợ giúp pháp lý trên đài phát thanh…. Công tác THADS có những chuyển biến nổi bật khi đạt tỷ lệ 79.22% thi hành xong, tương ứng với trên 29 ngàn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao.

Theo Thứ trưởng, có được những kết quả tích cực như trên phải nói đến vai trò của công tác thi đua khen thưởng. Đây là động lực thúc đẩy, khích lệ đội ngũ công chức, viên chức của ngành Tư pháp.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Cờ thi đua của Bộ Tư pháp cho lãnh đạo Sở, ngành Tư pháp.
 Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Cờ thi đua của Bộ Tư pháp cho lãnh đạo Sở, ngành Tư pháp.

Nhận định năm 2021, Thứ trưởng Mai Lương Khôi nhấn mạnh, là năm bản lề của nhiệm kỳ mới của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… theo đó nhiệm vụ ngành Tư pháp sẽ nặng nề. Do vậy, trong nhiều nhiệm vụ, Thứ trưởng đề nghị ngành Tư pháp tiếp tục quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua - khen thưởng;triển khai thực chất, có hiệu quả các phong trào thi đua do Bộ, ngành Tư pháp và Khu vực phát động; gắn tổ chức phong trào thi đua với phong trào học tập làm theo Tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh với việc thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị. 

Cùng đó, lãnh đạo đơn vị quan tâm trực tiếp chỉ đạo công tác thi đua, có giải pháp nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về thi đua. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức thi đua, đảm bảo các cán bộ đều hưởng ứng tham gia.

Kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự năm 2020 của các cơ quan thi hành án dân sự khu vực MĐNB:

+ Chỉ tiêu thi hành xong về việc: Tổng số thụ lý là 257.395 việc (năm trước chuyển sang 95.954 việc, thụ lý mới là 162.121 việc). Tổng số phải thi hành là 253.559 việc, trong đó có 194.900 việc có điều kiện thi hành (chiếm 76,87%); 56.938 việc chưa có điều kiện thi hành (chiếm 23,13%). Trong số việc có điều kiện thi hành, đã tổ chức thi hành xong 154.401 việc, đạt tỷ lệ thi hành xong là 79,22%  (thiếu 0.72% so với chỉ tiêu được giao). 

+ Chỉ tiêu thi hành xong về tiền: Tổng số thụ lý là 137.741 tỷ 003 triệu 557 nghìn đồng (năm trước chuyển sang 129.931 tỷ 5681 triệu 583 nghìn, thụ lý mới là 43.088 tỷ 248 triệu 181 nghìn đồng). Tổng số phải thi hành là 129.931 tỷ 568 triệu 583 nghìn đồng, trong đó có 68.213 tỷ 571 triệu 613 nghìn đồng có điều kiện thi hành (chiếm 52,5%); 59.098 tỷ 709 triệu 271 nghìn đồng chưa có điều kiện thi hành (chiếm 47,5%). Trong số tiền có điều kiện, đã thi hành xong 29.133 tỷ 046 triệu 026 nghìn đồng, đạt tỷ lệ thi hành xong là 42,71%, vượt 4,71% so với chỉ tiêu được giao.  

Đọc thêm

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước.