Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh: Vun đắp lòng yêu ngành, yêu nghề của thế hệ trẻ Ngành Tư pháp

(PLVN) -Là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các đoàn viên, thành niên. Để đánh giá một cách toàn diện kết quả, ý nghĩa mà Cuộc thi này đem lại sau hơn một tháng phát động, Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài phỏng vấn Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh - Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

-Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện như thế nào từ  Lãnh đạo Bộ Tư pháp, thưa Thứ trưởng?

Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” diễn ra trong bối cảnh Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh triển khai tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V. Đây là cuộc thi tìm hiểu lịch sử Ngành theo hình thức trực tuyến lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc, là hoạt động tiêu biểu trong chuỗi các hoạt động hướng tới dịp kỷ niệm 75 năm do Đoàn Thanh niên Bộ được giao chủ trì thực hiện. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh

Với ý nghĩa đó, ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình triển khai, Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ. Sau khi Kế hoạch tổ chức Cuộc thi được ban hành, Ban Chỉ đạo tổ chức Cuộc thi đã sớm được thành lập do 01 đồng chí Lãnh đạo Bộ là Trưởng ban, thành viên là đại diện lãnh đạo của các đơn vị thuộc Bộ để kịp thời chỉ đạo toàn diện toàn bộ tiến trình triển khai, tổ chức cuộc thi, đồng thời ban hành nhiều văn bản đôn đốc, quán triệt hưởng ứng cuộc thi trong toàn ngành. Dưới sự chỉ đạo sát sao, toàn diện của Ban chỉ đạo cuộc thi, sự quan tâm, vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các đơn vị, căn cứ vào kết quả bước đầu của cuộc thi tính đến thời điểm hiện nay, tôi tin tưởng rằng cuộc thi đã thực sự tạo ra một đợt sinh hoạt giáo dục, chính trị tư tưởng trong toàn ngành, là hoạt động giáo dục truyền thống có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, giúp cán bộ, công chức, viên chức có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu sâu về lịch sử truyền thống vẻ vang của Ngành. Kết quả đạt được của cuộc thi đã tạo động lực cổ vũ, động viên thế hệ hiện đang công tác tại cơ quan Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự, phát huy truyền thống quý báu, vun đắp lòng yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng gánh vác sứ mệnh, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối truyền thống quý báu của các thế hệ cán bộ đi trước. 

-Sau hơn 1 tháng phát động, Thứ trưởng đánh giá thế nào về sức lan tỏa của Cuộc thi? 

Theo báo cáo của Ban Tổ chức, sau hơn 01 tháng phát động, Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn viên, thanh niên trong toàn ngành Tư pháp. Tính đến hết ngày 10/8/2020, cuộc thi đã có 99 tập thể và 2.745 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia dự thi. Nhiều tập thể có số lượng đoàn viên, thanh niên tham gia đông đảo như Trường Đại học Luật Hà Nội có 1.079 lượt, Tổng cục Thi hành án dân sự có 68 lượt/64 đoàn viên, thanh niên tham gia, Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có 110 lượt/139 đoàn viên, thanh niên tham gia dự thi... Tới đây, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiếp tục triển khai công tác chấm thi, thẩm định các bài dự thi, hy vọng qua đây sẽ tìm được những bài thi thực sự chất lượng, chứa đựng nhiều tâm huyết, trí tuệ của thế hệ trẻ ngành Tư pháp, gửi gắm được những hoài bão, ước mơ lớn của người trẻ về sự phát triển, lớn mạnh của ngành Tư pháp trong tương lai. 

Đoàn viên thanh niên Cục công tác phía nam tích cực tham gia cuộc thi
Đoàn viên thanh niên Cục công tác phía nam tích cực tham gia cuộc thi 

Qua kết quả bước đầu của Cuộc thi, tôi cũng đánh giá cao sự chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị, sự chuẩn bị chu đáo của Ban Tổ chức cuộc thi, Đoàn Thanh niên Bộ và tinh thần học hỏi, nhiệt huyết của nhiều tập thể, cá nhân đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, tích cực tham gia nhiều lượt thi để nỗ lực đạt kết quả cao nhất. Đến thời điểm hiện nay, thành công lớn nhất của Cuộc thi chính là đã tạo ra một sân chơi ý nghĩa, thiết thực để thế hệ trẻ ngành Tư pháp có cơ hội được “về nguồn” theo một hình thức sinh hoạt truyền thống hoàn toàn mới, giúp mỗi bạn trẻ thêm yêu, tự hào về ngành, về nghề mà các bạn đã lựa chọn và gắn bó. 

-Thứ trưởng có điều gì muốn nhắn nhủ tới các đoàn viên, thanh niên, thế hệ cán bộ, công chức, viên chức trẻ của Bộ, ngành Tư pháp để tiếp tục phát huy truyền thống của Ngành trong suốt 75 năm qua?

Trải qua những thăng trầm lịch sử của 75 năm xây dựng và phát triển với chức năng xuyên suốt là quản lý nhà nước về xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp… các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp luôn bám sát thực tiễn, phù hợp với bối cảnh từng giai đoạn lịch sử của đất nước. 

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế đang tạo ra những cơ hội, thuận lợi lớn, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức và nhiệm vụ mới đối với Bộ, ngành Tư pháp. Do đó, để có thể tiếp nối truyền thống vẻ vang của Ngành, mỗi cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp nói chung và thế hệ trẻ ngành Tư pháp nói riêng cần nhận thức đầy đủ, toàn diện trách nhiệm của mình đối với Bộ, ngành, đất nước, không ngừng rèn luyện, trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của người cán bộ Tư pháp như lời Bác Hồ đã dạy. Cùng với Bộ, ngành, mỗi đoàn viên, thanh niên, thế hệ trẻ của Ngành cần tăng cường đoàn kết, kiên trì đổi mới, nhanh nhạy, năng động, chủ động và sáng tạo, phát huy tính xung kích, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, phát triển, gắn công tác Đoàn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, kế tục xứng đáng sự nghiệp của các thế hệ cán bộ Tư pháp đi trước, góp phần xây dựng Ngành Tư pháp ngày càng lớn mạnh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

-Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng ! 

Đọc thêm

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.

Triển khai công tác tư pháp năm 2025

Triển khai công tác tư pháp năm 2025
(PLVN) - Sáng 17/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Luật sư công là lựa chọn phù hợp khi phát sinh các tranh chấp về kinh doanh, thương mại

Luật sư Bùi Bảo Ngọc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân tại trụ sở UBND xã Đông Sơn. (Ảnh: B.N)
(PLVN) - Do hoạt động kinh doanh, thương mại không nằm trong phạm vi của trợ giúp pháp lý nên đối với các vụ án có liên quan đến quyền lợi nhà nước, để giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo của người dân, đại diện cho cơ quan nhà nước có chuyên môn sâu để tham gia tranh tụng thì luật sư công là lựa chọn phù hợp hơn trợ giúp viên pháp lý.

Những định hướng quan trọng để Ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tại buổi làm việc ngày 7.11
(PLVN) -Năm 2024, một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp khi nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp. Những chỉ đạo của Tổng Bí thư là những định hướng quan trọng để toàn Ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân

Cảnh Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
(PLVN) - Chiều 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì và điều hành Hội nghị.

Đội ngũ luật sư Chính phủ Canada: Bảo đảm quản lý các vấn đề công phải tuân thủ luật pháp Kỳ 2: Đôi nét về “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất Canada

Các luật sư ở Canada. (Ảnh minh họa: montreallawyers.com).
(PLVN) - Ở Canada, cơ quan được mô tả là “công ty luật” lâu đời nhất và lớn nhất cả nước chính là Bộ Tư pháp Canada. Bộ này có khoảng 5.000 nhân viên thì trong đó có khoảng một nửa là luật sư. Nửa còn lại là các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm trợ lý pháp lý, nhà khoa học xã hội, quản lý chương trình, chuyên gia truyền thông, nhân viên dịch vụ hành chính, chuyên gia dịch vụ máy tính và nhân viên tài chính.

Việt Nam: Bước đầu hình thành đội ngũ đảm nhiệm nhiệm vụ "luật sư Nhà nước"

Bộ Công an tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ pháp chế. (Ảnh: congan.com.vn).
(PLVN) -  Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), trong tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Việt Nam hiện nay đã hình thành các cơ quan, đơn vị, đội ngũ pháp chế thực hiện các chức năng liên quan đến công tác pháp luật, trong đó có các nhiệm vụ có thể được coi là các nhiệm vụ của “luật sư Nhà nước”.

Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6: Điểm sáng trong hợp tác Việt – Lào về pháp luật và tư pháp

Đại biểu hai nước tham dự Hội nghị công tác tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam-Lào mở rộng lần thứ 5.
(PLVN) - Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh sẽ dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào (mở rộng) lần thứ 6 tại Lào từ ngày 18-20/12/2024. Từ khi mở ra tổ chức hội nghị lần đầu tiên vào năm 2011 tới nay, cơ chế hợp tác này ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người dân sinh sống tại khu vực biên giới giữa hai nước cũng như tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, thi hành án dân sự, tương trợ tư pháp về dân sự, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật… góp phần xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, tô thắm thêm tình hữu nghị anh em đặc biệt giữa hai dân tộc Việt – Lào.

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18-NQ/TW: Cần giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
(PLVN) -  Cải cách tinh gọn bộ máy hiện nay đang thực hiện mạnh mẽ từ trung ương xuống, do vậy, nên cải cách theo hướng phân quyền mạnh hơn cho cấp địa phương, còn Trung ương chỉ làm những việc điều phối xuyên quốc gia. Trung ương kiên quyết không làm các nhiệm vụ thuộc phạm vi của địa phương, nhằm giảm thiểu việc can thiệp hay chồng chéo nhiệm vụ. Đây là một nội dung trong bài viết của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (ĐH Kinh tế).

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình

“Điểm tựa” cho người dân nghèo trên dải đất lửa Quảng Bình
(PLVN) -  Nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội. Với hơn 283.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 6,52% xuống 4,05%. Các mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và tạo dựng niềm tin sâu sắc của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Nhà nước.