Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Quảng Nam

Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam
Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Ngày 5/7, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam về công tác thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Đặng Văn Đào, Giám đốc Sở Tư pháp; cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Quảng Nam.

Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính

Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Nam Đặng Văn Đào thông tin, thực hiện quyết định số 355/QĐ-BTP ngày 14/3/2024 của Bộ Tư pháp ban hành về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024, đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam ban hành các quyết định số 141, 253 về công tác thực hiện công tác tư pháp trong năm 2023, 20024.

Theo đó, chú trọng công tác triển khai THPL về XLVPHC; tăng cường công tác kiểm tra nhằm hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong áp dụng pháp luật XLVPHC tại ngành, địa phương.

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XLVPHC được tỉnh Quảng Nam quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực và kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập trong việc THPL có liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Theo đó, chú trọng công tác triển khai THPL về XLVPHC; tăng cường công tác kiểm tra nhằm hướng dẫn, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong áp dụng pháp luật XLVPHC tại ngành, địa phương.

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật về XLVPHC được tỉnh Quảng Nam quan tâm, chú trọng. UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt VPHC trong từng lĩnh vực và kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập trong việc THPL có liên quan.

Tỉnh Quảng Nam cũng ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện công tác XLVPHC ở từng đơn vị, địa phương; kế hoạch tập huấn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, thuỷ sản, môi trường… Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở Tư Pháp Quảng Nam Đặng Văn Đào báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với đoàn kiểm tra.

Giám đốc Sở Tư Pháp Quảng Nam Đặng Văn Đào báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với đoàn kiểm tra.

Công tác kiểm tra, thanh tra việc THPL về XLVPHC theo quy định tại nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/2/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC được UBND tỉnh Quảng Nam tập trung chỉ đạo thực hiện.

Nhiều kế hoạch, quyết định đã được ban hành để lập các tổ, đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc THPL về XLVPHC trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về XLVPHC, xác định rõ lĩnh vực trọng tâm, xây dựng kế hoạch kiểm tra, gắn việc kiểm tra với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành liên quan.

Ngoài ra, các sở, ban ngành, địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật sửa đổi bổ sung và một số điều Luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Tỉnh này cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

Về tình hình VPHC và XLVPHC, trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, Quảng Nam, tổng số vụ vi phạm là 3.447 vụ, tăng 139 vụ (4,2%) so với năm 2022. Tổng số đối tượng bị xử phạt là 3.673 đối tượng, tăng 102 đối tượng(2.86%) so với năm 2022. Đến nay, số quyết định đã thi hành là 3.229, trong đó 515 quyết định đã thi hành xong; 69 quyết định hoãn, miễn, giảm; 37 quyết định bị cưỡng chế thi hành; 9 quyết định bị khiếu nại, khởi kiện. Số tiền thu phạt được là gần 30.000 tỷ đồng, tăng hơn 8.500 tỷ đồng so với năm 2022.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thực hiện pháp luật, thành viên đoàn công tác trao đổi với địa phương.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thực hiện pháp luật, thành viên đoàn công tác trao đổi với địa phương.

Theo ông Đặng Văn Đào, Giám đốc Sở Tư Pháp Quảng Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành tư pháp địa phương cũng gặp những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó, khó khăn, vướng mắc xuất phát từ các quy định pháp luật; trong việc thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế

Sau khi lắng nghe báo cáo của địa phương, các thành viên trong Đoàn công tác cũng có phản hồi, yêu cầu cung cấp, làm rõ thêm những thông tin để có một cách nhìn tổng quan về “bức tranh” thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Về phía địa phương, đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan đã trao đổi, trả lời những ý kiến, vấn đề Đoàn công tác đặt ra. Từ đó, phát huy những lợi thế và khắc phục những khó khăn, hạn chế, vướng mắc đang gặp phải.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ghi nhận đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh Quảng Nam trong công tác THPL về XLVPHC, qua đó đã thu được nhiều kết quả khá khả quan.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại buổi làm việc.

Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện công tác này tại Quảng Nam vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc và hạn chế nhất định. Do đó, tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục triển khai thực hiện một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tiễn.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh yêu cầu, trong thời gian tới, Quảng Nam cần chủ động xử lý các tồn tại vướng mắc mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra đối từng sở ngành, địa phương.

Đồng thời, Thứ trưởng mong muốn địa phương tiếp tục có sự quan tâm củng cố, xây dựng hoàn thiện công tác liên quan pháp chế. Đề nghị các sở, ngành và địa phương bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế, theo dõi và THPL về XLVPHC.

Tiếp thu ý kiến của Đoàn Công tác, ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cảm ơn sự quan tâm của các Bộ, ngành trung ương đã chia sẻ, góp ý và chỉ ra những tồn tại, hạn chế của địa phương để từ đó rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Trần Nam Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi làm việc.

“Những tồn tại, hạn chế mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra là một bài học quý của địa phương. Qua đó, chúng tôi nhìn nhận lại những thiếu sót, rút kinh nghiệm, từng bước khắc phục và hoàn thiện hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong thời gian tới Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh nội dung, tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh”, ông Hưng nói.

Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận các kiến nghị của Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và đại diện Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong quá trình làm việc với Đoàn. Trong phạm chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp sẽ giải quyết, phối hợp giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các vấn đề mà UBND tỉnh đã nêu.

Đọc thêm

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.

Nghệ An: Hơn 93% đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lưu động trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp và các cấp chính quyền tỉnh, công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Thanh Hóa: Đủ "Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa" cho Khu thương mại tự do tầm cỡ

Thanh Hóa: Đủ "Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa" cho Khu thương mại tự do tầm cỡ
(PLVN) - Vừa qua, với quyết tâm đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm kinh tế động lực của khu vực Bắc Trung Bộ, UBND tỉnh đã có buổi làm việc quan trọng với các chuyên gia và nhà đầu tư về đề án xây dựng Khu thương mại tự do (khu TMTD) tầm cỡ. Các bên đều thống nhất, Thanh Hóa đang hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi nhất để triển khai "siêu dự án" này.

PGS.TS Tô Văn Hòa: Việc tinh gọn bộ máy theo hướng không tổ chức cấp trung gian là bước đi quan trọng để xây dựng nền hành chính tinh gọn, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả

TS Tô Văn Hòa. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Đây là nhấn mạnh của PGS.TS Tô Văn Hòa,  Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia sáng 6/3. PGS.TS Tô Văn Hòa đề xuất nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp năm 2013 liên quan đến các vấn đề tổ chức bộ máy theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3

Lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3
(PLVN) - Thực hiện Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định về việc công khai danh sách cá nhân đề nghị Huân chương trên các phương tiện truyền thông thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, Bộ Tư pháp lấy ý kiến đối với các cá nhân đề nghị khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng 3.