Thứ trưởng Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương tăng cường bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Đạo Cương mới ký công văn gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin phản ánh tình trạng nhiều di tích lịch sử, di sản quốc gia bị xâm hại.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại Công văn số 4729 ngày 28/5/2025, Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các Điều ước quốc tế tại các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 274 ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về tăng cường quản lý nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch; Công văn số 3656 ngày 27/8/2024 và Công văn số 1218 ngày 25/3/2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Bộ VHTTDL cũng đề nghị UBND các tỉnh/thành chỉ đạo các đơn vị rà soát toàn bộ các di tích đã kiểm kê, xếp hạng trên địa bàn, bảo đảm phải có tổ chức, người đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ, trông nom di tích. Bộ máy quản lý di tích đảm bảo hiệu lực, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ di tích, không để tình trạng di tích không có hoặc không rõ người chịu trách nhiệm trực tiếp, chậm trong việc phát hiện, xử lý khi vụ việc xâm phạm di tích xảy ra, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, xử lý.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ khoa học di tích, đồng thời ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc thẩm quyền. Trong đó xác định rõ các quy định bảo vệ công trình di tích, hiện vật thuộc di tích, cảnh quan văn hóa của di tích kèm theo việc phân công cụ thể trách nhiệm bảo vệ của tổ chức, cá nhân một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó cần tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, không để xảy ra các trường hợp xâm phạm di tích tương tự; Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ an ninh, an toàn di tích và các hiện vật thuộc di tích cũng như công tác quản lý di tích trên địa bàn; chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, phát hiện từ sớm và sẵn sàng ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại, phá hoại. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức về bảo vệ di tích trong cộng đồng.

Dẫn Luật Di sản văn hóa năm 2024 đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 23/11/2024, trong đó, khoản 4 Điều 90 về trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa của UBND cấp tỉnh, Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương cần chuẩn bị tốt điều kiện (tài chính, nhân lực, cơ sở dữ liệu,...) để bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước theo phân cấp, phân quyền nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, di tích nói riêng. Chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả.

Đồng thời cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa của địa phương, người dân, doanh nghiệp về các quy định mới của Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, tạp chí của địa phương mình có kế hoạch phổ biến sâu rộng Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật tuồng

Người trẻ gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật tuồng

(PLVN) - Lo ngại di sản văn hóa niên đại hàng trăm năm của ông cha đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền, các bạn trẻ Gen Z đã tâm huyết, nỗ lực tổ chức nhiều chương trình giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật tuồng truyền thống đến gần công chúng. Nhưng bên cạnh tâm huyết, còn đó những khó khăn…

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.

Tuồng sẽ đi về đâu nếu người trẻ không tiếp bước?

NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền chia sẻ với các bạn Gen Z về nghệ thuật Tuồng. (Ảnh Tuấn Ngọc)
(PLVN) - Talkshow “Tuồng và GenZ - Khi hồn Việt lên tiếng” tại Đại học Đại Nam vào chiều 21/5 là cầu nối độc đáo giữa tinh hoa nghệ thuật dân tộc và tư duy sáng tạo của GenZ, đồng thời là "bước đệm" để các bạn trẻ tự tin kể câu chuyện văn hóa Việt theo cách của riêng mình. Nhiều bạn trẻ đã bị thu hút trong buổi trò chuyện của NSƯT Nguyễn Thị Lộc Huyền – Trưởng đoàn Thể nghiệm Nhà hát Tuồng Việt Nam về Tuồng.

Lại tiếp diễn nạn đào trộm mộ cổ

Lăng mộ vua Lê Túc Tông thuộc quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nhưng lại nằm biệt lập tại 1 sườn đồi ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách trung tâm Lam Kinh khoảng 4 km. (Ảnh: Tuấn Minh)
(PLVN) - Những năm gần đây, nạn đào trộm mộ cổ đang trở thành vấn nạn nhức nhối tại nhiều địa phương, gây tổn thất nặng nề về mặt di sản và đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình nghiên cứu, bảo tồn lịch sử dân tộc.

Gìn giữ và phát huy Hội hát chèo tàu Tổng Gối

Hát chèo tàu Tổng Gối. (Ảnh: Đ.Phượng)
(PLVN) - Hội hát chèo tàu Tổng Gối mới được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, giữa guồng quay hiện đại hóa, Hội chèo tàu Tổng Gối đang đối mặt với không ít thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị.