Thu thập chứng cứ gỡ tội: Có luật cũng… chưa làm được!

Quyền thu thập chứng cứ của Luật sư (LS)  - hay quyền chứng minh - là vấn đề thú vị, phức tạp và không hề dễ thực hiện. Với những qui định nghe có vẻ “rất oai” về quyền chứng minh của LS được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) 2003 nhưng do “chưa có cơ chế pháp lý chắc chắn cụ thể để bảo đảm các quyền đó được thực hiện” nên quyền chứng minh của LS chưa bình đẳng với quyền này của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Quyền thu thập chứng cứ của Luật sư (LS)  - hay quyền chứng minh - là vấn đề thú vị, phức tạp và không hề dễ thực hiện. Với những qui định nghe có vẻ “rất oai” về quyền chứng minh của LS được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) 2003 nhưng bi hài ở chỗ “chưa có cơ chế pháp lý chắc chắn cụ thể để bảo đảm các quyền đó được thực hiện” nên quyền chứng minh của LS chưa bình đẳng với quyền này của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tranh tụng
Tranh tụng trước Tòa

“Xài” hồ sơ buộc tội để gỡ tội

Trong TTHS, nhiệm vụ của VKSND là buộc tội thì LS phải tìm cách gỡ tội. Giữa hai bên “lửa” – “nước” ấy, cơ quan điều tra sẽ là bên cung cấp chứng cứ một cách khách quan để VKSND, LS căn cứ thực hiện chức năng của mình và HĐXX xem xét, giải quyết vụ án theo đúng pháp luật.

LS.Ngô Ngọc Thủy thấy rằng, qui định về quyền chứng minh của LS đã có nhưng cơ chế vận hành và kết quả sử dụng chứng cứ do LS thu thập lại không đơn giản. Hồ sơ vụ án hình sự được xây dựng phần lớn dựa trên lời khai của bị can và chủ yếu theo hướng buộc tội; muốn bào chữa cho thân chủ, LS phải thu thập được các chứng cứ gỡ tội. Trong khi các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cần có công văn, yêu cầu là được cung cấp thông tin thì LS lại luôn gặp khó khăn để nhận được sự hợp tác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thông tin liên quan. Cá biệt, có những trường hợp LS được các cơ quan tiến hành tố tụng cho “chạy lòng vòng” khi đề nghị tiếp cận hồ sơ vụ án.

Đơn giản là trong Bộ luật TTHS 2003 không có qui định nào cho áp dụng chế tài trong những trường hợp các bên có chứng cứ từ chối cung cấp cho LS khiến LS chỉ có nước… khóc và phải “sử dụng hồ sơ buộc tội để gỡ tội” với việc tìm ra các kẽ hở để bào chữa cho thân chủ và “kêu gọi lòng nhân đạo của Tòa án, của pháp luật” đối với bị can, bị cáo. Trong các vụ án oan, sai chủ yếu do chứng cứ nên LS.Hà Đăng nhận định: “Nếu cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp với LS thì sẽ có một hồ sơ hoàn chỉnh, cả chứng cứ gỡ tội và buộc tội”.

Đánh giá cao vai trò quan trọng của LS trong thu thập chứng cứ, Thẩm phán Vũ Phi Long (Tòa Hình sự TAND TP.HCM) thấy rằng, LS sẽ phát hiện ra những chứng cứ gỡ tội đang ở “góc khuất” nào đó trong vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng vô tình bỏ lọt. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là những thông tin, tài liệu do LS thu thập có được coi là chứng cứ hay không lại phụ thuộc vào các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ranh giới mong manh do qui định “đủ để là chứng cứ buộc tội” trong đánh giá chứng cứ theo qui định của Bộ luật TTHS rất nguy hiểm”. Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có thể đánh giá khác nhau về tình tiết, vụ án tùy vào Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Tòa án chỉ cần tuyên bố không chấp nhận chứng cứ của LS mà không cần đưa ra căn cứ vào đâu. “Nên khi sửa đổi Bộ luật TTHS 2003 cần luật hóa việc đánh giá chứng cứ, chứ không để “tùy nghi” cho các cơ quan tiến hành tố tụng quyết như hiện nay” – ông Long đề nghị.

Chỉ được hỏi theo ý của Điều tra viên

Không những thế, pháp luật TTHS chưa cho LS được quyền gặp riêng thân chủ để thu thập được thông tin gỡ tội. LS muốn tham gia vào giai đoạn nào của quá trình tố tụng thì phải được các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép. Bức xúc nhất là trong các buổi thẩm vấn hay lấy lời khai ở giai đoạn điều tra, LS sẽ bị Điều tra viên “giám sát” và chỉ được hỏi thân chủ nếu Điều tra viên đồng ý khiến LS luôn bị động và không thể thu thập đầy đủ thông tin cho việc gỡ tội của mình. LS.Đào Ngọc Lý bức xúc: Bộ luật TTHS 2003 không có qui định lập biên bản về những câu hỏi của LS không được Điều tra viên đồng ý. Nên khi ra tòa, LS hỏi những câu hỏi đó nhằm gỡ tội nhiều khi khiến lời khai của bị cáo thay đổi và khó được chấp nhận vì “không thống nhất với lời khai ở cơ quan điều tra (!?)”.

Khó cho LS còn do vấn đề tài chính để thực hiện nghĩa vụ chứng minh vì hoạt động thu thập chứng cứ rất tốn kém. Các vụ án chỉ định chỉ đủ tài chính để LS có mặt tại giai đoạn xét xử, chứ không thể đáp ứng cả việc thu thập chứng cứ. Điều này hạn chế rất nhiều đến việc thực hiện quyền chứng minh của LS và bảo đảm bản chất khách quan của vụ án.

Huy Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.