Thử thách 2022 với Tổng thống Mỹ Biden

Tổng thống Joe Biden đối diện thử thách cam go giữa nhiệm kỳ.
Tổng thống Joe Biden đối diện thử thách cam go giữa nhiệm kỳ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng 11 năm 2022, hai năm sau cuộc bầu cử đưa Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, ông sẽ đứng trước một trong những thử thách cam go: cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022. Đây là sự kiện có thể quyết định thành bại của nhiệm kỳ tổng thống và cả khả năng tái cử vào năm 2024 của Joe Biden.

Cuộc đua giữa nhiệm kỳ

Dự kiến tổ chức vào ngày 8/11/2022, cuộc bầu cử này bao gồm một chuỗi các cuộc bỏ phiếu nhỏ, nơi người dân Hoa Kỳ sẽ bầu lại toàn bộ Hạ viện, một phần ba số ghế của Thượng viện, 36 ghế thống đốc các tiểu bang cùng hàng loạt các vị trí lãnh đạo của chính quyền địa phương khác. Cuộc bầu cử này cũng mang tính chất đặc biệt vì là cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức dựa theo việc chia lại khu vực bầu cử mới dựa theo tổng điều tra dân số năm 2020 tại Hoa Kỳ.

Đối với Hạ viện, hiện tại, đảng Dân chủ đang nắm quyền kiểm soát với 221 ghế đại biểu so với 212 ghế của đảng Cộng hòa. Khoảng cách 9 ghế mong manh hoàn toàn có thể bị san lấp và vượt qua khi toàn bộ 435 ghế hạ nghị sĩ sẽ phải được bầu lại vào tháng 11 tới.

Cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện cũng được dự đoán vô cùng quyết liệt, khi 100 ghế thượng nghị sĩ hiện tại đang được chia đều giữa hai đảng. Đảng Dân chủ chỉ đang nắm giữ cơ quan này nhờ lá phiếu quyết định của phó tổng thống kiêm chủ tịch Thượng viện Kamala Harris. Trong buộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới, 34 ghế thượng nghị sĩ sẽ được bầu lại, trong đó có 14 ghế của đảng Dân chủ và 20 ghế của đảng Cộng hòa.

Cũng trong cuộc bầu cử giữa kỳ này, người dân của 36 tiểu bang sẽ bầu lại thống đốc của mình. Hiện nay, trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, 28 thống đốc là người của đảng Cộng hòa, trong khi 22 người đứng đầu các bang còn lại là đảng viên của đảng Dân chủ. Ngoài ra, một loạt các vị trí lãnh đạo trong chính quyền địa phương cũng sẽ được bầu lại vào tháng 11 tới.

Khó khăn chưa từng có tiền lệ

Theo lịch sử chính trường Hoa Kỳ, đảng của đương kim Tổng thống thường sẽ gặp bất lợi và mất ghế tại lưỡng viện quốc hội trong các cuộc bầu cử giữa kỳ. Điều này được lý giải một phần thông qua hiệu ứng “áo đuôi tôm” trong các kỳ bầu cử Tổng thống. Khi một ứng viên Tổng thống được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân, các ứng viên vào lưỡng viện quốc hội đến từ cùng đảng sẽ được hưởng lợi và nhận được nhiều phiếu bầu hơn nhờ ảnh hưởng tích cực của vị ứng viên Tổng thống đó.

Tuy vậy, các lời hứa khi tranh cử của vị tân Tổng thống không được thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả, tỉ lệ ủng hộ đối với tân Tổng thống sẽ sụt giảm. Điều đó kéo theo tỉ lệ ủng hộ các ứng viên trong đảng của tân Tổng thống sẽ sụt giảm nghiêm trọng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2021, tỉ lệ tín nhiệm của ông Biden rơi xuống mức 44%, giảm mạnh từ mức 57% hồi đầu nhiệm kỳ. Ở chiều ngược lại, tỉ lệ bất tín nhiệm đối với vị Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ đang ở mức cao kỷ lục là 56%. Theo giới phân tích, việc chính quyền của Tổng thống Biden quyết định rút quân khỏi Afghanistan và để lại ở quốc gia Nam Á một cuộc khủng hoảng nặng nề về chính trị và nhân đạo dưới sự kiểm soát của lực lượng Taliban chính là bước ngoặt khiến cho tỉ lệ tín nhiệm của Tổng thống Hoa Kỳ lao dốc.

Ngoài ra, khả năng ứng phó của chính quyền với đại dịch COVID-19 cũng để lại nhiều dấu hỏi. Bất chấp nỗ lực tiêm chủng và những biện pháp hạn chế kéo dài, số lượng ca nhiễm mới tại đất nước này vẫn tăng cao và chạm mức kỷ lục hơn 1 triệu ca một ngày vào đầu tháng 1 năm 2022.

Tỉ lệ ủng hộ sụt giảm của Tổng thống Joe Biden là một lời cảnh tỉnh với chính ông và các giới chức đảng Dân chủ trong thời điểm chỉ còn chưa đầy 10 tháng nữa, cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ diễn ra.

Tuy đối mặt với vô vàn thách thức trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng những nỗ lực của Tổng thống Joe Biden là rất đáng ghi nhận, đặc biệt trong hoàn cảnh ông phải lãnh đạo một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có tiền lệ. Họ vẫn tin rằng, với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn được tích lũy qua hơn 50 năm hoạt động chính trị của mình, Tổng thống Joe Biden sẽ biết cách để vượt qua khó khăn hiện tại, đưa Hoa Kỳ và đảng Dân chủ trở lại một cách mạnh mẽ trong năm 2022.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.