Thử nghiệm thành công nanorobot tiêu diệt ung thư

Các nanorobot có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 5.000 lần đầu mũi kim
Các nanorobot có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 5.000 lần đầu mũi kim
(PLO) - Mỗi nanorobot đều rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể đi xuyên qua máu để tìm các khối u.
Theo một công bố được đăng trên tạp chí Nature Biotechnology vừa qua, các nhà khoa học ở Trung tâm Khoa học và công nghệ nano quốc gia Trung Quốc đã phát triển và thử nghiệm thành công loại nanorobot ADN đầu tiên trên thế giới để chống lại các khối u ác tính. 
Các nhà nghiên cứu của Trung tâm cho biết, nanorobot có kích thước nhỏ hơn 5.000 lần đầu mũi kim và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. 
Các nhà khoa học đã thử nghiệm nanorobot trong ống nghiệm và mới đây nhất đã lần đầu tiên thực hiện trên cơ thể sống - một chú chuột. 
Các thử nghiệm cho thấy các nanorobot có thể đi qua máu để tìm các khối u. Khi phát hiện ra khối u, chúng sẽ giải phóng lượng thrombin vào khối u để cắt đứt nguồn cung cấp máu nhằm “bỏ đói” khối u cho đến chết. Sau đó, khối u sẽ tự hủy sau một vài tuần, thậm chí một vài ngày.
Ngoài ra, để kiểm tra độ an toàn của nanorobot, các nhà khoa học còn cẩn thận thử nghiệm chúng trên cả loài lợn nhỏ có có cấu tạo sinh lý và giải phẫu giống với người. Khác với hóa trị và xạ trị, nanorobot ADN có thể tiêu diệt khối u ác tính mà không gây tổn thương các mô khoẻ xung quanh, không tích tụ lại trong não và như vậy không gây nguy cơ đột quỵ.
Nhờ được làm bằng vật liệu tự nhiên nên nanorobot sẽ được thải ra khỏi cơ thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. 
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu tiền lâm sàng và hy vọng sớm áp dụng công nghệ này./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.