Thu lại gì sau một năm nỗ lực đột phá cải cách TTHC?

Thu lại gì sau một năm nỗ lực đột phá cải cách TTHC?
(PLO) - Nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo cùng với quyết tâm cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ đã khiến các bộ, ngành phải vào cuộc quyết liệt nên công cuộc cải cách thủ tục hành chính năm 2017 đã có một bước chuyển đáng kể. 

Giảm thủ tục, tiết kiệm chi phí

Ngoài việc đã hoàn thành việc thực thi phương án đơn giản hóa 86/89 thủ tục hành chính (đạt 97%), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) còn ban hành Thông tư số 07 chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm, chỉ để lại nhóm 2 xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) vẫn buộc phải tiền kiểm. Theo ước tính của Bộ KH&CN, khi áp dụng Thông tư này sẽ giúp cắt giảm khoảng 96% số lô hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ phải kiểm tra trước thông quan.

Chưa hết, Bộ KH&CN cũng là đơn vị tiên phong thực hiện ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về thiết bị điện - điện tử; ký kết các hiệp định và thoả thuận với Ukraine, Đài Loan, Cộng hòa Belarus, Hàn Quốc. Bên cạnh đó đã thông báo thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của 2 tổ chức đánh giá sự phù hợp của Nhật Bản. 

Đây cũng là đơn vị tích cực thúc đẩy các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện cơ chế thừa nhận kết quả kỹ thuật. Tính đến nay đã chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp từ nước xuất khẩu đối với 42 tổ chức thử nghiệm. Thông tư này của Bộ KH&CN là một bước tiến mới trong việc đẩy mạnh sự công nhận lẫn nhau giữa các tổ chức trong cùng một quốc gia hoặc các tổ chức khác nhau trên thế giới, đảm bảo doanh nghiệp chỉ phải tiến hành kiểm định, kiểm tra một lần. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng đã có những kết quả cụ thể với đề xuất bãi bỏ 65 điều kiện kinh doanh, rút gọn 53 điều kiện, còn 227 điều kiện đang tiếp tục được xem xét.  Trong năm 2017, Bộ cũng tiếp tục tổ chức rà soát sâu hơn đối với 508 thủ tục hành chính còn hiệu lực, đề xuất bãi bỏ, đơn giản hóa 287 TTHC (chiếm 56,5%). 

Đặc biệt, Bộ cũng đã chuyển sang phương thức kiểm tra ngay trong quá trình sản xuất và cấp Giấy chứng nhận đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu. Rút ngắn thời gian kiểm tra từ 5-7 ngày làm việc xuống còn 8 giờ/1 lô hàng. Bộ NN&PTNT cho biết, thực tế nhiều lô hàng được cấp Giấy chứng nhận trong 2-3 giờ, tiết kiệm cho doanh nghiệp từ 15-20% chi phí.

Bộ Công Thương cũng đã có bước đột phá lớn với quyết định cắt giảm 675 (chiếm khoảng 56%) điều kiện đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm lượng mặt hàng phải kiểm tra trước và trong thông quan. Trước đó, Bộ Công Thương cũng tiến hành một đợt cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), bãi bỏ 15 thủ tục, đơn giản hóa 108 TTHC, tương đương 27,8% tổng số TTHC của Bộ.

Sẽ chỉ còn một đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
Sẽ chỉ còn một đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Thống nhất một đầu mối kiểm tra chuyên ngành

Kiểm tra chuyên ngành (KTCN) chính là vấn đề lớn mà nhiều doanh nghiệp vẫn ca thán bởi mỗi bộ lại có những quy định riêng về cách thức kiểm tra cho cùng một mặt hàng. Đã có những doanh nghiệp than trời vì lô hàng nào về cũng phải kiểm tra dù cùng một mặt hàng. Đây cũng là vấn đề mà Chính phủ tập trung rà soát, chỉ đạo quyết liệt trong năm 2017. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức 40 cuộc họp với các bộ, ngành để yêu cầu cần phải giảm thiểu KTCN chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp. 

Trong đó, đặc biệt yêu cầu các bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, cơ quan liên quan rà soát từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu hiện đang có nhiều loại giấy tờ và KTCN có tên gọi khác nhau nhưng bản chất nội dung kiểm tra là tương tự. Trên cơ sở đó, thống nhất sửa đổi, điều chỉnh theo hướng dùng một loại chứng từ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể hơn, Chính phủ yêu cầu các bộ phối hợp với nhau nghiên cứu thống nhất theo phương án giảm kiểm tra. Chỉ kiểm tra hồ sơ đối với thực phẩm nhập khẩu theo hướng những sản phẩm thực phẩm nhập khẩu cùng loại, cùng xuất xứ đã được kiểm tra nhà nước và có thông báo đạt yêu cầu nhập khẩu 3 lần liên tiếp thì chuyển sang luồng xanh, chỉ kiểm tra hồ sơ.

Đồng thời phải rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục sản phẩm, hàng hóa phải KTCN theo hướng cắt giảm ít nhất 50% số mặt hàng trong danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc diện kiểm tra nhà nước trước khi thông quan. Hoàn thành trước tháng 6/2018 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 75/NQ-CP.

Hầu hết, các cuộc làm việc giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ đều tập trung vào vấn đề các bộ ngành cần ngồi lại với nhau, đối chiếu các danh mục hàng hóa KTCN để chốt lại, đảm bảo không có sự chồng chéo giữa các bộ, ngành. Theo đó, một mặt hàng chỉ giao cho một bộ chủ trì quản lý KTCN. Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến KTCN theo hướng một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản và do một đơn vị chức năng thuộc Bộ làm đầu mối chịu trách nhiệm quản lý kiểm tra. 

Vừa kết hợp rà soát giữa các bộ với nhau, từng bộ, ngành cũng tiến hành kiểm tra các điều kiện KTCN để bãi bỏ. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 TTHC kiểm tra chuyên ngành (đạt tỉ lệ 45%). 

Nguyên tắc cắt giảm: Cắt giảm tối đa việc KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu; chỉ thực hiện khi có yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng, hoặc quy định tại các Công ước quốc tế một cách linh hoạt, phù hợp. Đồng thời quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.

Bộ Công Thương cũng đã giảm được hơn 58% lượng mặt hàng phải kiểm tra trước thông quan. Còn lại đều là những mặt hàng Bộ không có thẩm quyền bãi bỏ theo quy định của pháp luật. Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, Bộ vẫn sẽ tiếp tục tiến hành cải cách theo định hướng lớn như giảm bớt danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, gồm cả trước và sau thông quan. Với mặt hàng buộc phải kiểm tra, tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ cùng các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục hàng hóa được miễn kiểm tra hoặc áp dụng ngay hình thức kiểm tra hồ sơ, trên tinh thần chỉ kiểm tra các nhóm sản phẩm có nguy cơ cao không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh hoạt động của Cổng thông tin Một cửa quốc gia

Đẩy mạnh Cổng thông tin Một cửa quốc gia sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho các cá nhân và tổ chức
Đẩy mạnh Cổng thông tin Một cửa quốc gia sẽ tiết kiệm tối đa chi phí cho các cá nhân và tổ chức

Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 11 bộ, ngành. Hầu hết các thủ tục hành chính đã được triển khai trên cổng thông tin Một cửa quốc gia, trừ thủ tục thông quan hàng hóa của Tổng cục Hải quan, 40 thủ tục hành chính của 10 bộ, ngành. Theo số liệu sơ kết, đã có khoảng trên 500 nghìn hồ sơ hành chính đã được xử lý và hơn 15 nghìn doanh nghiệp tham gia. Cơ chế một cửa ASEAN cũng đã được phê duyệt Nghị định thư pháp lý của 10/10 nước thành viên ASEAN.

Song song đó, Tổng cục Hải quan cũng đã chính thức có thông báo các đơn vị liên quan đến hoạt động thông quan nâng cao hoạt động khai báo hàng hóa trên Cồng thông tin Một cửa quốc gia. Bộ Công Thương cũng đã có những bước tiếp theo trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia với các hoạt động khai báo liên quan đến lĩnh vực xuất, nhập hóa chất. 

Cơ chế Một cửa quốc gia đường hàng không cũng đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ thời điểm chính thức kết nối, toàn bộ các thông tin liên quan sẽ được khai báo bằng phương thức điện tử và được liên kết với tất cả hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nước tại cảng hàng không. Với hình thức này, khi thông tin được gửi đến một cơ quan quản lý nhà nước thì ngay lập tức được tự động chia sẻ cho tất cả cơ quan liên quan, kết nối tất cả các khâu, đảm bảo tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. 

Hiện nay các bộ, ngành vẫn tiến hành triển khai, đẩy mạnh để tiếp tục đưa các thủ tục hành chính lên Cổng thông tin Một cửa quốc gia, nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa về thời gian và kinh phí cho mọi cá nhân và tổ chức. Đây là những phần việc lớn, quan trọng mà Chính phủ vẫn luôn chỉ đạo các bộ, ngành phải tăng cường đẩy mạnh, đảm bảo hiệu quả của Cổng thông tin Một cửa quốc gia...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.