Thủ khoa đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội đạt 96,49 điểm

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST
Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội đồng tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội mới đây đã công bố phổ điểm đợt 1 kỳ thi đánh giá tư duy. Theo đó, thí sinh có điểm thi cao nhất đạt 96,49/100. Điểm trung bình của phổ điểm là 53,94/100, trung vị của phổ điểm tại 53,50/100.

Trước đó ngày 10/6, Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng một số trường đại học, học viện tổ chức đợt 1 kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023. Tiếp sau đợt 1, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi đợt 2 vào ngày 17/6 và tiếp tục tổ chức đợt thi thứ ba vào ngày 8/7.

Trong đợt thi thứ nhất, số thí sinh đăng ký dự thi là 7310, số thí sinh dự thi là 6967.

Thống kê theo kết quả thi đợt 1 vừa qua, điểm cao nhất là 96,49/100, điểm thấp nhất 20,97. Có 6 thí sinh đạt trên 90 điểm, 38 thí sinh đạt trên 80 điểm. Tỷ lệ thí sinh đạt trên 70 điểm khoảng 4,6%, đạt trên 60 điểm gần 24% và đạt trên 50 điểm chiếm 65,8%.

Đến thời điểm này đã có 32 trường đại học, học viện công bố sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. 2 đợt thi đánh giá tư duy đã được tổ chức tại 9 cụm thi: Hà Nội (10 trường đại học, học viện); Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Năm 2023, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Đại học Bách khoa là 7.985 sinh viên, trong đó 15 - 20% cho phương thức xét tuyển tài năng, 85 - 90% xét tuyển theo điểm thi (tốt nghiệp THPT và đánh giá tư duy).

Đến cuối tháng 5/2023, tổng số thí sinh đăng ký dự thi đánh giá tư duy là 10.211 (với 19.225 lượt thi). Thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi có giá trị trong 2 năm để đăng ký xét tuyển và 32 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại có 74 cơ sở giáo dục đại học công nhận kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển đại học năm 2023.

Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, 97 đơn vị sẽ xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của trường để xét tuyển. Trong đó có 90 cơ sở đại học, còn lại là cao đẳng.

Cụ thể, Trường Đại học Kinh tế TP HCM vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển 4 phương thức xét tuyển sớm năm 2023. Ở phương thức xét dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực, điểm chuẩn đầu vào trường dao động từ 800 - 985 điểm.

Trường Đại học Ngoại thương cũng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM về thang 30. Điểm chuẩn xét tuyển theo phương thức này từ 27,8 đến 28,1 điểm.

Học viện Tài chính cũng xét tuyển thí sinh dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, với mức điểm sàn lần lượt 100/150 hoặc 75/100 điểm trở lên.

Trường Đại học Công nghệ giao thông Vận tải năm 2023 sẽ xét tuyển với thí sinh có tổng điểm thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức đạt từ 50 điểm trở lên...

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bước tiến trong tư duy về học phí đại học

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố một số định hướng sửa đổi Luật Giáo dục đại học (GDĐH), trong đó đề xuất học phí trường công được xác định theo phần trăm mức thu nhập bình quân đầu người, do Chính phủ quy định. Luật Giá sẽ được điều chỉnh để bảo đảm thống nhất học phí giữa trường công và tư.

"Bùng nổ" với English Festival của học sinh mái trường mang tên Bác

Sôi động dạ hội tiếng Anh của trường Nguyễn Tất Thành.
(PLVN) - Tối 28/3, một chương trình thường niên rất được chờ đón đã diễn ra tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) - “Dạ hội Tiếng Anh - English Festival". English Festival 2025 có chủ với chủ đề Dylastia - Miền Đất Hy Vọng đã "bùng nổ" với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính các học sinh thể hiện.

Xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông

Nhấn nút khởi động cuộc thi. Ảnh MSD
(PLVN) - Việc xây dựng năng lực về trí tuệ nhân tạo (AI), làm chủ công nghệ và ứng dụng công nghệ vào giải quyết các vấn đề của nhân loại là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh phổ thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ.

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025

Quảng Trị khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025
(PLVN) - Ngày 27/3, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, đánh dấu 10 năm tỉnh hưởng ứng sự kiện này. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm khuyến khích văn hóa đọc, lan tỏa tri thức đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên và người dân vùng sâu, vùng xa.

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?

Tại sao cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ vào nhà trường?
(PLVN) -  Trong bối cảnh của Nghị quyết 57, theo các chuyên gia, cần sớm đưa Sở hữu trí tuệ lồng ghép trong các môn học trong nhà trường để khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ ngay từ nhỏ, cũng như hình thành văn hóa về sở hữu trí tuệ... Phần lớn học sinh chưa được tiếp cận với Sở hữu trí tuệ