Thu hút nguồn lực làm công tác pháp chế

Một buổi kiểm tra tổ chức thi hành pháp luật và công tác pháp chế của Bộ Công an tại Công an TP Hà Nội.
Một buổi kiểm tra tổ chức thi hành pháp luật và công tác pháp chế của Bộ Công an tại Công an TP Hà Nội.
(PLVN) - Sửa đổi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Bộ Tư pháp đang đề xuất nhiều quy định mới nhằm thu hút nguồn lực làm công tác pháp chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ pháp chế.

Quy định tiêu chuẩn ngạch pháp chế viên

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật và là công chức từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Trước yêu cầu mới, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng trong tham mưu, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để thực hiện những nhiệm vụ, công việc này đòi hỏi người làm công tác pháp chế vừa phải có kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về xây dựng pháp luật, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật…; đồng thời, còn phải am hiểu sâu về pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực mà cơ quan, đơn vị mình quản lý, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Xuất phát từ tính chất đặc thù của công tác pháp chế, để góp phần thu hút nguồn lực làm công tác pháp chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ pháp chế, nâng cao vị thế, vai trò của công tác pháp chế, tổ chức và người làm công tác pháp chế, nâng cao chất lượng công tác pháp chế, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung quy định về chức danh, tiêu chuẩn ngạch pháp chế viên. Cụ thể, người làm công tác pháp chế bao gồm: Công chức pháp chế được tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế hoặc làm việc ở các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Viên chức pháp chế được tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế hoặc làm việc tại các bộ phận chuyên ở đơn vị sự nghiệp công lập; Cán bộ pháp chế được điều động, luân chuyển, biệt phái tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội, công an nhân dân; Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

Công chức, viên chức được tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện công tác pháp chế được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch, hạng pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.

Người làm công tác pháp chế phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung: Phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương/viên chức có chức danh nghề nghiệp; Có trình độ cử nhân luật trở lên. Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu trên, dự thảo Nghị định giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Pháp chế viên của từng ngạch pháp chế.

Rõ hơn thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật

Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định một trong các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức pháp chế là phải có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật. Thực tiễn cho thấy, quy định này còn có cách hiểu chưa thống nhất về thời gian “trực tiếp làm công tác pháp luật” và 05 năm được tính là cộng dồn hay liên tục.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, đồng thời để bảo đảm đồng bộ với việc sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức bộ máy pháp chế, dự thảo Nghị định sửa đổi quy định về tiêu chuẩn, điều kiện người đứng đầu tổ chức pháp chế như sau: Trong trường hợp thành lập tổ chức pháp chế độc lập, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định …và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác xây dựng pháp luật. Thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật là tổng các khoảng thời gian người đó liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi người này bắt đầu tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tiêu chuẩn của người đứng đầu các tổ chức pháp chế được ghép với tổ chức thanh tra để hình thành tổ chức Thanh tra - Pháp chế thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Tiêu chuẩn của người đứng đầu các tổ chức pháp chế được ghép với Văn phòng để hình thành tổ chức Văn phòng – Pháp chế thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Bộ Tư pháp cho biết, trước khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP được ban hành, cả nước có khoảng 2400 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế (cả chuyên trách và kiêm nhiệm), trong đó, có hơn 1800 người có trình độ đại học trở lên (Đại học Luật trở lên có hơn 1000 người). Sau hơn 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế trên toàn quốc là 9393 người (tăng gấp 3.91 lần). Với đội ngũ cán bộ pháp chế hiện nay, đã giúp cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương

Đọc thêm

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc tại tỉnh Ninh Bình

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc tại tỉnh Ninh Bình
(PLVN) - Sáng ngày 4/10 , Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Đặng Hoàng Oanh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra về công tác theo dõi thi hành pháp luật (THPL) và xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) tại tỉnh Ninh Bình .

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long: “Sứ mệnh” của công chứng là con mắt thứ 3 được xã hội công nhận

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tại Phiên giải trình "Việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng"

(PLVN) - Ngày 7/8, tại Đà Nẵng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên giải trình “ Việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Mai Lương Khôi tham dự phiên giải trình.  Về phía Ủy ban Pháp luật có Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng và Phó Chủ nhiệm Nguyễn Trường Giang.

Hợp tác quốc tế của Bộ, ngành Tư pháp: Nhiều hoạt động đánh dấu bước phát triển mới

Bộ trưởng Lê Thành Long hội đàm với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cuba Oscar Manuel Silvera Martínez. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ, ngành Tư pháp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Với việc tiến tới ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các chuyến công tác đã tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, ổn định và hiệu quả.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946-19/7/2023)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống THADS (19/7/1946-19/7/2023)
(PLVN) -  Thư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Thi hành án dân sự (19/7/1946-19/7/2023) và 30 năm chuyển giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án sang cơ quan trực thuộc Chính phủ (1993-2023).

Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng luật, pháp lệnh

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, sẽ tiếp tục tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để tham mưu cho Chính phủ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác lập pháp nói chung và xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng.

Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao thành quả 40 năm phát triển của Sở Tư pháp Thanh Hóa

Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao thành quả 40 năm phát triển của Sở Tư pháp Thanh Hóa
(PLVN) - Trải qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo, vượt qua khó khăn, trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với Sở Tư pháp Bình Thuận - Ngọn cờ đầu của ngành tư pháp

Toàn cảnh buổi làm việc
(PLVN) -  Sáng 11/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở Tư pháp Bình Thuận. Bên cạnh việc đánh giá cao kết quả hoạt động của Sở trong năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2023, Bộ trưởng đã nêu ra những định hướng dài hơi cho ngành tư pháp Bình Thuận trong thời gian tới.