Khách quốc tế “mê” món Việt…
Nhiều du khách quốc tế đến Việt
Nam
đánh giá “Việt
Nam
là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Đến Hà Nội không du khách nào có thể quên hương vị của phở, bún riêu cua, bún ốc, bún thang, xôi gà, chả cá Lã Vọng, bánh tôm hồ Tây, bánh cốm, các món nem cuốn... Ẩm thực miền Trung hấp dẫn du khách bởi các món bánh, món chè xứ Huế, mỳ Quảng, cao lầu…; còn vùng đất Nam Bộ lại đặc trưng bởi các món lẩu, nướng từ thuỷ, hải sản với các loại cây trái sẵn có. Người dân Việt
Nam
đã không còn xa lạ với hình ảnh những người nước ngoài ngồi vỉa hè cầm đũa chỉ để thưởng thức một bát phở sáng hay bát bún ốc nóng khói nơi góc phố quen thuộc…
Ngày càng nhiều đầu bếp nổi tiếng thế giới tìm đến Việt
Nam
vì mê hương vị món ăn Việt Nam. Trong số đó có ông Didier Corlou người Pháp hiện đang là bếp trưởng khách sạn Metropole Hà Nội rất thích dùng nước mắm để chế biến các món ăn. Ông cũng rất “mê” món phở của Việt
Nam
và đánh giá phở là một trong những món ăn ngon nhất thế giới. Còn Hà Nội là một trong những thủ đô có nhiều món ăn ngon nhất thế giới. Ông Didier Corlou đã viết một cuốn sách giới thiệu các món ăn ngon nhất Việt
Nam
bằng tiếng Pháp để giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Một số nhà nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và nước ngoài đã nhận xét: Các món ăn Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách bởi nguyên liệu chủ yếu là các loại rau, củ,quả, hạt, thuỷ, hải sản, không quá nhiều thịt như món Âu, ít dầu mỡ hơn các món Trung Quốc, ít cay hơn đồ ăn Thái Lan… Quan trọng hơn cả là các món đều nhiều rau xanh, trong trang trí và kết hợp gia vị đều hài hoà và có nước chấm riêng rất đặc trưng. Mỗi miền, mỗi vùng quê đều món ăn đặc sản, độc đáo, hấp dẫn. Rất nhiều nguyên liệu, gia vị món ăn của Việt
Nam
là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh. Cùng với sự phát triển du lịch là sự ra đời ngày càng nhiều của hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách thưởng thức các món ăn thuần Việt. Nhiều nhà hàng, quán ăn trong Nam, ngoài Bắc trở thành cái tên tìm đến của nhiều du khách như: Quán ăn ngon, nhà hàng Sen hồ Tây, Sen hà thành, quán bún Ta, bún Việt, phố ẩm thực Việt Nam... với hàng trăm món ăn dân tộc mỗi ngày cho du khách lựa chọn. Hàng triệu người Việt
Nam
ở nước ngoài cũng góp phần mang món ăn truyền thống dân tộc phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, được biết đến nhiều nhất vẫn là món phở.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hoàng Thị Điệp đánh giá rằng: Du khách quốc tế đánh giá cao ẩm thực Việt
Nam
. Văn hoá ẩm thực góp phần vào thành công của ngành du lịch trong những năm qua bởi ẩm thực hội tụ được sự độc đáo, đa dạng, phong phú và bản sắc văn hoá từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến món ăn cho đến khâu trang trí. Qua ẩm thực, một phần bản sắc văn hóa của Việt
Nam
được gìn giữ và phát huy trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hoá quốc tế.
Cần có chiến lược phát triển ẩm thực dân tộc
Với nhiều thế mạnh như vậy nhưng đến nay Việt
Nam
vẫn chưa tổ chức được sự kiện ẩm thực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế để thu hút du khách,qua đó quảng bá ẩm thực, hình ảnh, đất nước, con người Việt
Nam
. Tour ẩm thực riêng cho du khách gần như chưa được khai thác mặc dù ở thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là “thiên đường ẩm thực”, thuận lợi cho xây dựng tour ẩm thực này.
Theo bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Vụ trưởng Vụ khách sạn của Tổng cục Du lịch: Những năm qua, việc quảng bá, xúc tiến, giới thiệu riêng cho ẩm thực dân tộc ra thị trường quốc tế còn rất yếu và nhiều hạn chế. Giới thiệu về ẩm thực thường nằm trong các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Việt
Nam
chưa thực sự nổi bật, chưa tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế. Đây là thiếu sót của ngành du lịch. Trong năm 2010, Tổng cục Du lịch dành số kinh phí nhất định để quảng bá mạnh mẽ văn hoá ẩm thực Việt
Nam
đến các thị trường quốc tế theo hướng phát huy bản sắc dân tộc. Hiện Tổng cục du lịch có kế hoạch xúc tiến, quảng bá riêng về ẩm thực tới các thị trường ASEAN là những nước có văn hoá tương đồng với Việt Nam, đặc biệt là thị trường Thái Lan, Malaixi. Tiếp đó là thị trường Trung Quốc – đây là thị trường chiếm tỷ lệ khách quốc tế đến Việt
Nam
rất đông. Đi với thị trường châu Âu, Tổng cục Du lịch sẽ mở màn tại Pháp và Đức để quảng bá ẩm thực Việt
Nam
… Ngoài chương trình quảng bá tại thị trường quốc tế, Tổng cục Du lịch cũng đã có chương trình quảng bá, tôn vinh món ăn dân tộc tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và năm du lịch quốc gia 2010. Sau đó còn có chương trình, sự kiện quảng bá tại nhiều địa phương như Bà Rịa –Vũng Tàu, Nghệ An, Lào Cai…
Chương trình quảng bá, xúc tiến cho ẩm thực Việt
Nam
tại thị trường nước ngoài trong năm 2010 chỉ là sự khởi đầu. Về lâu về dài, ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển ẩm thực dân tộc và hệ thống nhà hàng phát triển hơn nữa với chất lượng món ăn ngày càng nâng cao, chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ bài bản đúng tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.
Thanh Giang