Thu hồi đất - đừng để dân bị “bần cùng hóa“

GS. Đặng Hùng Võ: “Muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai”
GS. Đặng Hùng Võ: “Muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai”
(PLO) - Sự đồng thuận của người dân trong quá trình thu hồi đất chính là  “chìa khóa” để tạo nên sự ổn định trong quản lý và sử dụng đất đai, giảm những khiếu kiện về đất đai trong quá trình Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Tại Tọa đàm về các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 do Liên minh Đất đai (LANDA) với sự hỗ trợ của Oxfam tổ chức hôm 29/3, việc thu hồi đất theo dự án dựa trên nguyên tắc đồng thuận giữa nhà đầu tư và người dân bị thu hồi đất. 
Việc TP.Hồ Chí Minh quy định sử dụng dịch vụ định giá đất độc lập để xác định giá đất phù hợp được xem như mô hình “mẫu” về hiệu quả kết hợp giữa sự đồng thuận của người dân, vai trò quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của nhà đầu tư để thực hiện cơ chế “Nhà nước quyết định giá đất” theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai 2013. 
Chia sẻ lợi ích công bằng
Cơ chế này sẽ giúp nhà đầu tư chủ động trong triển khai thực hiện, dễ dàng tạo đồng thuận giữa nhà đầu tư sẽ được nhận đất và những người sẽ bị mất đất trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo dự án đầu tư; đồng thời giảm nhẹ được khối lượng công việc của các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này. 
Qua nghiên cứu của LANDA, số lượng khiếu kiện của người bị thu hồi đất là rất ít, đa số là hài lòng với phương án này của chính quyền TP dù cơ chế này còn bị đánh giá là “chưa công bằng” khi người dân ở TP.HCM có điều kiện nhận được mức giá đền bù cao hơn ở các nơi khác do được thỏa thuận về giá với nhà đầu tư. 
Bài toán cốt lõi là chia sẻ lợi ích từ đất đai như thế nào vẫn chưa được giải quyết khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đã được Đà Nẵng giải quyết khi thu hồi đất theo qui hoạch với cơ chế tạo sự “chia sẻ lợi ích giữa Nhà nước và người dân”. 
Theo đó, chính quyền làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, đối thoại với người dân về giải phóng mặt bằng, áp dụng một mức giá tái định cư, đền bù đồng đều trên toàn TP cùng chính sách “đất đổi đất”. Kinh nghiệm này đã được đánh giá là biến “người bị thu hồi đất” thành “người được thu hồi đất”, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng nhưng… lại khó áp dụng cho các địa phương chưa hấp dẫn đầu tư.
Triệt tiêu hệ lụy 
Từ những nghiên cứu về thực tiễn tại TP.Đà Nẵng, (TP.HCM, LANDA) cho rằng, trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 đang được xây dựng, cần đặc biệt quan tâm đến tính công khai, minh bạch; sự tham gia của người dân; tính đồng thuận trong suốt quá trình chuyển dịch đất đai từ qui hoạch, thực hiện qui hoạch, giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giám sát và đánh giá gắn với công cụ để người dân thực hiện quyền giám sát của mình; quyền về đất đai do Nhà nước bảo đảm đối với các nhóm yếu thế (nông dân, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo); trình tự, thủ tục Nhà nước quyết định giá đất bảo đảm công bằng và khách quan, hỗ trợ đời sống, việc làm, thu nhập của những người bị Nhà nước thu hồi đất.
Từ góc độ một chuyên gia, người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, muốn tạo sự đồng thuận thì bản thân pháp luật phải được thực thi, “không thể để tình trạng luật qui định, không ai thực hiện cũng chẳng chết ai” như việc Luật Đất đai 2003 có qui định về giá đất song người dân thường không hài lòng về giá đất được áp dụng trong tính giá trị bồi thường, hỗ trợ vì luôn thấp hơn giá thị trường tại cùng thời điểm. Hạn chế này đã được khắc phục bằng những qui định có nhiều tiến bộ trong Luật Đất đai 2013 nhưng cần được hướng dẫn để “không mang tính hình thức và có sức sống”.
Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất để người bị thu hồi đất giữ được cuộc sống tương đương hoặc tốt hơn với trước là “một câu chuyện lớn”, như nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các tổ chức thành viên của LANDA. Vì thế, giải quyết sinh kế cho người dân để họ không bị “bần cùng hóa” sau thu hồi đất phải được quan tâm trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, cũng là cách để triệt tiêu các hệ lụy xã hội phát sinh từ những vùng đất bị thu hồi cho quá trình phát triển…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.