Thư giãn tinh thần nhờ bơi lội

Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
Bơi lội đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. (Ảnh minh họa, nguồn: 24hsport.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với khí hậu ấm áp, nhiều sông suối, bãi biển đẹp, mùa hè ở Việt Nam rất phù hợp để bơi lội. Hiện nay, không ít người dân lựa chọn bộ môn bơi để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần.

Khỏe đẹp sau mỗi chặng bơi

Chị Nguyễn Phương Thanh (40 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) tính đến nay đã tập bơi được hai năm, từ một người phụ nữ tròn trịa, mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, mỡ máu, hiện nay chị đã gọn gàng, khỏe mạnh hơn. Chị tâm sự: “Trước đây, tôi không thích tập thể thao. Nhưng khi có tuổi, sức khỏe của tôi suy giảm mạnh. Tôi từng tập nhiều môn thể thao, như gym, yoga, pilates,... Tuy nhiên, tôi không duy trì được lâu. Cuối cùng, nghe lời con gái khuyên, tôi thử đăng ký tập bơi tại một bể gần nhà”. Ban đầu, chị Thanh tập bơi rất khó khăn, không thể thở sâu, nửa tháng trời không “đứng nước” nổi. Nhìn các em học sinh chỉ cần vài tuần đã biết bơi mà chị “thèm” vô cùng.

May mắn, sau mỗi buổi tập bơi, chị lại thấy cơ thể thoải mái hơn. Chị Thanh nói: “Tập bơi được một tuần, cả cơ thể của tôi như được kéo giãn ra. Hơi thở cũng sâu hơn, các cơ bắp khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái. Tại bể bơi, tôi quen được nhiều người bạn mới đủ mọi lứa tuổi khác nhau. Từ các cháu thiếu nhi mới 10, 12 tuổi đến các em sinh viên, ông bà cụ, chúng tôi cùng hướng đến mục tiêu thành thạo các kỹ năng bơi lội, nâng cao sức khỏe”.

Cuối cùng, sau một năm kiên trì tập bơi với huấn luyện viên, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, hiện tại, chị Thanh đã bơi ếch được hai vòng liên tục quanh bể. Cơn đau ở thắt lưng, cơ thể tròn trịa, mũm mĩm của chị đã được cải thiện.

Thực tế, giống với những bộ môn thể thao như chạy bộ, tập gym, yoga,... đi bơi tác dụng rất nhiều lên cơ thể. Những môn như bơi ếch, bơi sải, bơi bướm, bơi ngửa,... đều yêu cầu cơ thể toàn thân phải vận động, từ tay, chân, cơ vai, cơ bụng, hông, hơi thở, thể lực. Đặc biệt, bơi còn tác dụng rất mạnh vào hệ thống tim mạch, phổi.

Nguyễn Hương Thảo (16 tuổi, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) tâm sự, em đang là học sinh cấp III, đã bơi được gần một năm. Thảo cho biết, sau một năm học bơi, em đã tăng được 5cm chiều cao. Mỗi tuần, đều đặn mùa đông cũng như hè, Thảo dành ra ba buổi đi bơi. Ban đầu, bố mẹ cho Thảo học bơi để cải thiện sức khỏe, vóc dáng có phần mũm mĩm, đầy đặn của em. Hiện nay, nhờ tập luyện chăm chỉ, Thảo không những giảm được 4kg, mà bệnh về hô hấp cũng thuyên giảm.

Em chia sẻ: “Từ nhỏ, em đã có tiền sử bệnh xoang mũi. Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, em thường xuyên bị khó thở, sổ mũi phải mang theo thuốc. Sau một thời gian tập bơi, hiện tại, hơi thở của em cũng sâu hơn, trong các tiết tập chạy đường dài, đánh cầu lông trên trường không còn bị mệt và hụt hơi”. Nhận thấy lợi ích của việc tập bơi, Hương Thảo cho biết, em sẽ duy trì đều đặn bộ môn này.

Theo BS.CKII. Đinh Thị Thanh Nhàn, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, bơi lội đem lại những tác dụng rất tốt cho cơ thể. Khi tập bơi cần thở sâu, cơ hoành vận động giúp máu truyền đầy đủ dinh dưỡng tới xương. Đồng thời giúp giữ lượng máu lưu thông đến cột sống, đĩa đệm lâu hơn, nhiều hơn để bổ sung dưỡng chất và tiếp nhận chất thải. Động tác thở ra kéo cơ hoành về vị trí bình thường, máu cùng chất thải lại trở về tim và được thanh lọc. Ngoài ra, bơi lội giúp tăng cường độ săn chắc của cơ bụng và cơ lưng, giúp ổn định cột sống và giảm khả năng thoát vị.

Giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống

Không chỉ đem lại cơ thể khỏe mạnh, bơi lội còn giúp người tập thư giãn tinh thần. Ông Nguyễn Minh Tâm (65 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, sau khi nghỉ hưu, ông bị bệnh đãng trí, mất tập trung. Ông nói: “Nghỉ hưu được hai năm, tôi thường hay quên những điều lặt vặt trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ như quên khóa cửa khi ra ngoài, quên tắt bếp ga, làm mất chìa khóa nhà,...”. Để cải thiện tình trạng sức khỏe, ông đăng ký gói tập bơi, sau hai năm luyện tập trí nhớ của ông được cải thiện rất nhiều, không còn tình trạng mất tập trung như trước nữa.

Ông Tâm nói: “Bơi cũng giống như thiền định, đòi hỏi người tập phải tập trung, hít thở, quạt nước, đạp chân phối hợp nhịp nhàng đúng kỹ thuật mới có thể bơi hết một chặng đường dài”. Đặc biệt, sau một thời gian bơi lội, để cải thiện tốc độ bơi, ông Tâm thường lên mạng tra cứu tài liệu, video dạy bơi. Nhờ đam mê học hỏi, tìm tòi, mà ông có thêm niềm vui mới trong cuộc sống.

Ông tâm sự, các con của ông rất vui, khi bố tìm được niềm đam mê lành mạnh. Sau mỗi buổi đi bơi về, ông cảm thấy tinh thần sảng khoái, thư thái, nụ cười xuất hiện nhiều hơn trên khuôn mặt. Ông kể: “Vào cuối tuần, tôi còn vận động cả gia đình năm người cùng nhau đến bể tập bơi. Sau khi bơi xong, cả nhà sẽ đi ăn, đi dã ngoại. Cũng nhờ vậy, chúng tôi có thời gian kết nối, thắt chặt tình cảm gia đình”.

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Howard Carter ở Trường Đại học Tây Úc (trường học về Khoa học Thể thao) về tác động của bơi lội đến não bộ cho ra kết quả rất tích cực. Khi bơi lội, con người có sự tập trung cao độ, gần như bằng với việc thiền định. Trong lúc tập bơi, chức năng não bộ được cải thiện thông qua một quá trình được gọi là tế bào thần kinh trong vùng hải mã (hippocampal neurogenesis), thay thế các tế bào bị mất do bởi căng thẳng gây ra. Đắm mình xuống nước sẽ giúp người tập cải thiện tâm trạng ngay lập tức, vứt bỏ đi sự mệt mỏi và buồn chán.

Vào năm 1992, một công trình nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã công bố tác động thay đổi tâm trạng của bơi lội và yoga là tương tự nhau. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cho biết hồ bơi là nơi tuyệt vời để người tập có thể xả stress và “ngắt kết nối” với phần thế giới còn lại để thư giãn. Khi đi bơi, chúng ta giống như được nước massage, “ru vỗ”, hòa mình vào không gian tâm tĩnh lặng, để hệ thần kinh nghỉ ngơi.

Ngoài ra, tập thể thao cũng giúp mọi người kết nối với nhau. Bơi lội đã giúp nhiều người mở rộng mối quan hệ, có thêm những người bạn mới cùng nhau chia sẻ niềm đam mê. Từ đó, bộ môn bơi trở thành một thú vui lâu dài của nhiều người.

Hiện nay, không ít thanh niên lựa chọn bộ môn bơi lội để thư giãn sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Nguyễn Chí Thành (24 tuổi, Tây hồ, Hà Nội) cho biết, ba năm nay, anh đã tập bơi lội mỗi ngày. Anh chia sẻ: “Tôi rất thích tập thể dục, bơi lội là bộ môn yêu thích của tôi. Mỗi ngày tôi bơi khoảng một tiếng đồng hồ”. Anh Thành tâm sự, hòa mình vào dòng nước mát lành, bơi dọc theo bể vài vòng, khiến mọi phiền muộn, mệt mỏi sau một ngày làm việc của anh dường như tan biến.

Anh nói: “Hôm nào mệt, tôi bơi ếch. Những hôm khỏe khoắn, muốn đua cùng bạn bè “đồng môn” tôi bơi sải. Với những ngày cơ thể cần thư giãn, tôi bơi ngửa thả trôi theo dòng nước”. Nhờ việc chăm chỉ luyện tập, anh đã làm quen được nhiều bạn mới cùng chung đam mê bơi lội. Anh cho biết: “Vào mùa hè, đến cuối tuần, tôi và các anh, chị em yêu thích bơi lội lại cùng nhau đến biển ở Nha Trang, Đà Nẵng hoặc ra đảo tập bơi. Nhờ có tinh thần đồng đội, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm bơi dai sức, bơi đúng kỹ thuật và thúc đẩy nhau nâng cao thành tích bơi lội”.

Thực tế, một số nghiên cứu quy mô nhỏ đến từ Đại học Queensland (Úc) cho thấy việc tập thể dục giúp mọi người kết nối với nhau nhiều hơn. Các kết nối này không phân biệt lứa tuổi, quốc gia, trình độ học vấn, sắc tộc. Vì vậy, nhờ yêu thích tập thể thao mà có những người khác biệt nhau, lại gặp gỡ và trở thành bạn bè thân thiết.

Bơi lội đem lại những tác động rất tích cực cho người luyện tập. Tuy nhiên, cần phải thận trọng khi tập bơi. Điều đầu tiên, phải lựa chọn bể bơi bảo đảm về vệ sinh an toàn nước để tránh mắc các bệnh da liễu, hô hấp,... Điều tiếp theo, cần phải thận trọng tham gia luyện tập, nên bơi theo sự hướng dẫn của các huấn luyện viên, quy định của bể tránh bị tai nạn đuối nước, chấn thương khi tập. Cuối cùng, lựa chọn bộ môn bơi phù hợp với thể lực, khả năng, tránh tập quá sức dẫn đến suy kiệt cơ thể.

Tin cùng chuyên mục

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật

GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.

Đọc thêm

Người trẻ 'truy tìm' giấc ngủ bình yên

Nhiều người phải chi hàng chục triệu đồng để tìm lại giấc ngủ ngon. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tạp chí Mẹ và Con)
(PLVN) - Áp lực học hành, thi cử, công việc, cuộc sống, khiến nhiều người trẻ ngày nay dễ bị mất ngủ sớm. Căn bệnh mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn cả tinh thần của giới trẻ. Vì vậy, nhiều người đã chi cả chục đến cả trăm triệu đồng để tìm lại giấc ngủ sâu, yên bình.

Tĩnh lặng trước những lời không hay: Nghệ thuật sống giữa đời xô bồ

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối mặt với những lời không hay, những nhận xét tiêu cực hoặc thậm chí những lời đồn đoán ác ý từ người khác. Những lúc như vậy, phản ứng đầu tiên thường là muốn lên tiếng bảo vệ bản thân, muốn hơn thua, muốn chứng minh mình đúng. Nhưng có lẽ cách hay nhất chính là im lặng.

Chia tay vì những câu nói trong lúc nóng giận

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong cuộc sống, có bao nhiêu mối tình, bao nhiêu mối quan hệ đã kết thúc không phải vì thiếu tình yêu, mà vì những lời nói vô tình thốt ra trong cơn giận dữ? Lời nói, dù không sắc bén như dao kiếm, nhưng lại có sức mạnh tàn phá những gì đẹp đẽ nhất. Điều đau đớn nhất là khi người ta nhận ra, những câu nói ấy không đại diện cho tình cảm thật sự, mà chỉ là sản phẩm của sự mất kiểm soát trong thoáng chốc.

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.