Thông tin mới nhất về tình hình dịch các tỉnh, thành trong cả nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế, cả nước hiện có 45 tỉnh, thành "vùng xanh"; 18 tỉnh "vùng vàng" và 244 xã, phường thuộc "vùng đỏ".

Cập nhật đánh giá cấp độ dịch tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến tối ngày 22/2 cho thấy, số tỉnh, thành "vùng xanh"- cấp độ 1 về dịch COVID-19 là 45 địa phương; 18 tỉnh, thành còn lại là "vùng vàng"- cấp độ 2 về dịch COVID-19. Hiện cả nước không còn tỉnh, thành nào là "vùng cam" và "vùng đỏ".

Ngày 9/2, cập nhật cấp độ dịch ở thời điểm đó là cả nước có 48 tỉnh, thành thuộc "vùng xanh"; 15 còn lại tỉnh, thành thuộc "vùng vàng".

Đến ngày 22/2, số tỉnh, thành "vùng xanh" đã giảm 3 địa phương, tỉnh, thành "vùng vàng" tăng thêm 3 địa phương.

Về tỷ lệ đánh giá cấp độ dịch, cả nước hiện cơ bản là '"vùng xanh" với 6.597 xã, phường là "vùng xanh", chiếm 62,2% (cập nhật ngày 9/2, cả nước có 8.106 chiếm 76,4%); Có 2.668 xã, phường thuộc "vùng vàng", chiếm 25,2% (tăng thêm 531 xã, phường so với ngày 9/2); Có 1.076 xã, phường là "vùng cam", chiếm 10,1% (tăng 745 xã, phường so với ngày 13/2).

Đến nay, cả nước có 244 xã, phường thuộc vùng đỏ, chiếm 3,3% (tăng thêm 210 xã, phường so với đánh giá ngày 9/2).

45 tỉnh, thành vùng xanh

Phía Bắc có 19 tỉnh, thành gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Miền Trung và Tây Nguyên có 10 tỉnh gồm: Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai

Phía Nam có 16 tỉnh, thành gồm: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau, TP Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, TP HCM, Trà Vinh.

18 tỉnh, thành vùng vàng

Bình Phước, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, TP Hải Phòng, Hậu Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái, TP Đà Nẵng, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Theo quy định, "vùng xanh" sẽ được nới lỏng nhiều dịch vụ; "vùng cam" phải hạn chế một số.

Theo hướng dẫn tạm thời mới nhất của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128, các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 gồm:

Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine.

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Về cách xác định các tiêu chí, Bộ Y tế cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm có: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng.

Để biết được nơi mình đang sống, sẽ đến thuộc nguy cơ nào, người dân truy cập vào bản đồ COVID-19 https://capdodich.yte.gov.vn/map. Đây là trang web do Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế) quản lý.

Tại đây, người dân tìm kiếm địa phương đang sinh sống, làm việc bằng cách chọn trong danh sách ở góc trên của màn hình. Tiếp đến, chọn cấp độ hành chính quận/huyện/thành phố/thị xã và theo dõi chi tiết bên bảng thống kê cấp độ dịch theo từng xã/phường/thị trấn phía bên trái.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.