Thông tin mới liên quan đến dự án Chung cư Petromanning

(PLO) -Ngay sau khi Báo Pháp luật Việt Nam điện tử đăng tải bài viết “Chung cư Petromanning úp mở “tái khởi công” để làm gì?”, chiều 11/12/2013, Công ty cổ phần phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam (Petromanning) - chủ đầu tư dự án- đã có công văn số 889/CV-PVM phản hồi với những lời lẽ gay gắt, thậm chí đề nghị báo phải đính chính thông tin vì cho rằng những thông tin này gây tổn hại to lớn đối với uy tín của doanh nghiệp.
Thông tin mới liên quan đến dự án Chung cư Petromanning

Tại văn bản này, Petromanning khẳng định dự án này có tên gọi là dự án nhà ở cao tầng Petromanning, địa chỉ ở Trần Duy Hưng đúng như bài báo đã phản ảnh. Tuy nhiên, dự án này đã được cấp phép và đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện theo quy định. Thực tế công ty đã khởi công và thực hiện một số hạng mục, vì vậy “chúng tôi không cần tổ chức lại việc khởi công để thông báo rộng rãi” và “việc thông tin bán suất ngoại giao” tràn lan trên mạng không có mối liên hệ trục lợi nào của công ty Petromanning. Do vậy, việc báo đặt nghi vấn Petromanning “bánh vẽ để huy động vốn” là không đúng.

Để làm rõ những thông tin chủ đầu tư nêu trên, đồng thời cung cấp thông tin mới để bạn đọc, các nhà đầu tư đang quan tâm tới dự án này, phóng viên PLVN tiếp tục đi sâu điều tra vụ việc.

Ghi nhận mới của nhóm phóng viên cho thấy, hiện trạng mảnh đất ở thời điểm này (tháng 12/2013) nền đất phẳng và không nhìn thấy móng, cọc (toà nhà này có 1 tầng hầm), thế nhưng hồ sơ lưu tại phường Trung Hoà cho thấy dự án này đã được khởi công (thi công một số hạng mục thuộc phần móng của công trình) vào tháng 6/2011.
Ngày 21/9/2011 UBND phường Trung Hoà “phát hiện” công trình này được xây dựng không phép nên đã có quyết định đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành thủ tục pháp lý của dự án theo luật định.
Giấy phép số 70/GPXD được cấp từ 4/7/2012.
Giấy phép số 70/GPXD được cấp từ 4/7/2012. 
Tới ngày 4/7/2012, ông Nguyễn Quốc Tuấn, PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội đã ký giấy phép số giấy 70/GPXD cấp cho ông Đào Thành Long và công ty Petromanning (hợp tác kinh doanh theo hợp đồng lập ngày 20/11/2011).
Theo đó, toà nhà này được phép xây dựng 512m2/ diện tích 8.517,5m2. Toà nhà có 14 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tuy nhiên, giấy phép này chỉ có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp, quá thời hạn trên nếu công trình chưa khởi công thì phải xin gia hạn giấy phép.
Vấn đề đặt ra là theo quy định của pháp luật thì lần khởi công không phép (tháng 6/2011) không được tính là đã khởi công công trình vì thời điểm đó chủ đầu tư chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý.
Trao đổi với phóng viên PLVN ngày 13/12/2013, ông Nguyễn Hải Đăng, Phó chủ tịch UBND phường Trung Hoà cho biết, kể từ khi có giấy phép xây dựng, công ty Petromanning “chưa làm gì cả mà chỉ gửi tới phường một cái thông báo khởi công qua đường công văn”.
Ông Đăng cho biết, tổ dân phố cũng báo cáo lên phường là dự án này từ khi được cấp phép đến nay chưa tiến hành xây dựng hạng mục nào. Ông Lai Mạnh Tiến, Chủ tịch UBND phường Trung Hoà vì thế đã phát ngôn với PLVN ngày 9/12/2012 rằng dự án chưa đủ thủ tục pháp lý là ý như vậy bởi theo quan điểm của phường Trung Hoà thì giấy phép đã hết hạn và chủ đầu tư chưa làm thủ tục gia hạn giấy phép. Sở dĩ phường Trung Hoà phải “chặt chẽ” như vậy bởi theo ông Đăng, thời điểm dự án chưa có giấy phép, chủ đầu tư dự án này “cùn lắm”.
“Chúng tôi phải tổ chức lực lượng trông cả ngày đêm, không cho xe của họ vào vì buổi đêm xe tải vào hỏng hết đường. Phường lên công ty yêu cầu khắc phục hư hỏng đường thì họ cho hai công nhân xách cái xô vữa bé tí “chát chít” lại”, ông Đăng nói.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Quang phản hồi bài báo PLVN đã đăng tải thì chủ đầu tư “không cần tổ chức lại việc khởi công để thông báo rộng rãi”, thế nhưng trước hiện trạng khu đất dự án từ 4/7/2012 tới nay vẫn không có dấu hiệu của việc thi công xây dựng các hạng mục nên UBND phường Trung Hoà đến nay vẫn một mực bảo lưu quan điểm: phải gia hạn giấy phép hoặc cấp phép lại mới được khởi công xây dựng công trình.

Trả lời phóng viên PLVN về vấn đề này, đại diện phòng quản lý đô thị Quận Cầu Giấy cũng khẳng định nếu từ 4/7/2012 tới 4/7/2013 công ty Petromanning chưa khởi công mà nay (vào thời điểm tháng 12/2013) mới khởi công thì việc khởi công này là sai phép.
Vị đại diện này cho biết thêm, nếu Petromanning từng khởi công thì khi dừng thi công (do bất cứ lý do gì) cũng phải thông báo để đơn vị này và phường để quản lý, theo dõi xem đơn vị thi công có đúng phép không. Và chỉ khi việc dừng thi công có thông báo (tạm dừng thi công) thì sau đó, chủ đầu tư tiếp tục thi công thì giấy phép cũ mới còn hiệu lực, còn lại thì không thể căn cứ giấy phép đã hết hạn để thi công tiếp.
Như vậy là đã rõ, cho dù ông Quang, đại diện cho Petromanning “lớn tiếng” cho rằng báo thông tin không khách quan, dự án đã được cấp phép và “không cần tái khởi công” nhưng sự thật là dự án này vẫn đang án binh bất động.
Sáng 13/12, phòng quản lý đô thi của quận Cầu Giấy đã tiến hành kiểm tra thực địa tại dự án. Kết quả điều tra cho thấy chủ đầu tư đã cho dọn dẹp sạch mặt bằng nhưng vẫn không thấy móng tòa nhà lộ ra. Như ông Quang cho biết đã đổ nhiều tỷ đồng vào các hạng mục của công trình như làm móng toà nhà, thế nhưng vì sao sau khi đổ hàng tỷ đồng làm móng, chủ đầu tư lại lấp đất lên như hiện nay (xin lưu ý là dự án này có 1 tầng hầm và hiện trạng dự án cho thấy chưa có lối xuống tầng hầm nào cả, vẫn chỉ là mặt đất bằng phẳng).
Hiện trạng khu đất ngày 9/12/2013.
 Hiện trạng khu đất ngày 9/12/2013.
Nhưng sau khi báo PLVN phản ảnh thì sáng 13/12, chủ đầu tư đã tiến hành dọn dẹp sạch mặt bằng. Ảnh do Phòng Đô thị quận Cầu Giấy cung cấp vào chiều 13/12/2013.
Nhưng sau khi báo PLVN phản ảnh thì sáng 13/12, chủ đầu tư đã
tiến hành dọn dẹp sạch mặt bằng. Ảnh do Phòng Đô thị quận Cầu Giấy cung cấp vào chiều 13/12/2013.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm làm sáng tỏ vấn đề trên, cùng với việc vì sao UBND quận Cầu Giấy chấp thuận cho Petromanning đầu tư dự án nhà ở cao tầng với 129 căn hộ (ước tính gần 1000 người sinh sống) trong một con ngõ nhỏ rộng khoảng chừng 4m, sâu gần 20m, ở một vị trí mà nếu xảy ra hoả hoạn, chắc chắn xe cứu hoả không thể vào được khu vực toà nhà.

PV PLVN cũng trả lời ông Nguyễn Văn Quang cũng như thông tin thêm để bạn đọc được rõ là vì sao việc Petromanning khởi công dự án này lại “trở thành vấn đề” với những nghi vấn đã được PLVN nêu ra ở kỳ trước. Là bởi mảnh đất của dự án này liên quan tới một sự vụ hết sức phức tạp tại Petromanning. Ông Đào Thành Long – Nguyên Tổng giám đốc Petromanning từng bị PVFC “tố cáo” có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tại cơ quan công an, ông Long đã thừa nhận, đã sử dụng 65 tỷ đồng vay của PVFC để trả tiền mua 2 thửa đất số 276+277 ở tổ 9, phường Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội). Đây chính là khu đất đang triển khai xây dựng khu chung cư Petromanning. Ông Long đứng tên cá nhân mảnh đất này trên sổ đỏ. Sau đó ông Long mang chính mảnh đất này đi thế chấp cho ngân hàng Techcombank để vay 50 tỷ đồng.
Ông Long cũng bị cáo buộc là đã thực hiện hàng loạt giao dịch có dấu hiệu bất thường để góp vốn, huy động  và sử dụng vốn vay. Đáng lưu ý là hiện nay, mặc dù không còn là TGĐ Petromanning nhưng lô đất của dự án này vẫn do ông Long đứng tên. Thời điểm còn đang là TGĐ Petromanning, ngày 20/11/2011, ông Long đã có hợp đồng hợp tác kinh doanh với chính công ty mình (Petromanning) để xây dựng dự án này.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật những tình tiết quan trọng để làm rõ những uẩn khúc quanh dự án này.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.