Thông tin đơn giản sẽ được cung cấp ngay

Thứ trưởng Lê  Tiến Châu phát biểu tại cuộc họp.
Thứ trưởng Lê Tiến Châu phát biểu tại cuộc họp.
(PLO) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Tiếp cận thông tin (TCTT). Dự thảo Nghị định này vừa được báo cáo tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập diễn ra mới đây dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Tiến Châu.

Theo Dự thảo Nghị định, đơn vị đầu mối/cán bộ đầu mối cung cấp thông tin tiến hành cung cấp thông tin theo hình thức phù hợp và cung cấp ngay đối với các thông tin đơn giản, có sẵn. Các thông tin đơn giản, có sẵn bao gồm thông tin có sẵn trong bản giấy có thể sao chụp được ngay tại trụ sở cơ quan với số lượng ít; thông tin trong bản điện tử có sẵn trong cơ sở dữ liệu thông tin của cơ quan có thể cung cấp được ngay; thông tin đã có sẵn bản sao đối với hình thức chứa đựng thông tin khác; thông tin không thuộc phạm vi thông tin không được quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật TCTT; thông tin thuộc bí mật nhà nước đã được giải mật theo quy định của pháp luật; thông tin quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật TCTT đã được cơ quan nhà nước cung cấp; thông tin mà cán bộ đầu mối có thể bố trí ngay cho người yêu cầu được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan.

Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn thì đơn vị đầu mối/cán bộ đầu mối chuyển yêu cầu cung cấp thông tin tới đơn vị chủ trì tạo ra thông tin được yêu cầu. Đây là những thông tin mà nội dung cần được cơ quan cung cấp thông tin kiểm tra có thuộc phạm vi thông tin công dân không được tiếp cận quy định tại Điều 6 hoặc thông tin được tiếp cận có điều kiện quy định tại Điều 7 Luật TCTT; thông tin có trong bản giấy hoặc hình thức chứa đựng thông tin khác nhưng chưa thể sao, chụp được ngay; thông tin được yêu cầu với số lượng khá lớn hoặc được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin khác nhau và phải tập hợp từ nhiều nguồn thông tin; thông tin trong bản điện tử nhưng không có sẵn trong cơ sở dữ liệu thông tin mà phải tập hợp từ các đơn vị, bộ phận của cơ quan; thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác để xác định có thể cung cấp hay không.

Các ý kiến của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập nhấn mạnh vai trò quan trọng của thông tin trong thời đại ngày nay nhưng cũng nêu những khó khăn về các loại thông tin cần cung cấp, thời điểm của thông tin cần cung cấp… nên đều tán thành việc hướng dẫn cụ thể hơn về những thông tin được tiếp cận. Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) Nguyễn Chi Lan chia sẻ, việc làm rõ những loại thông tin được tiếp cận là rất cần thiết bởi trong thực tế chắc chắn sẽ có thông tin phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên. Bà Lan dẫn chứng, khi Cục yêu cầu cung cấp thông tin về thế chấp các dự án nhà ở hình thành trong tương lai thì người dân hoan nghênh, ngược lại các doanh nghiệp phản ứng vì như vậy là công khai tình trạng mắc nợ của họ. 

Tương tự, kinh nghiệm từ Bộ Quốc phòng cho thấy thông tin công khai càng nhiều thì càng tốt. Vị đại diện Bộ này điểm lại các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ cung cấp những thông tin cụ thể nào. Theo ông, thông tin mà người dân muốn tiếp cận chủ yếu là thông tin của các cơ quan nhà nước. Vì thế, cần phân loại thành thông tin cung cấp chủ động và thông tin cung cấp bị động. 

Thứ trưởng Lê Tiến Châu nêu bật ý nghĩa của Luật TCTT được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2018. Đây là đạo luật rất quan trọng tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền TCTT của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Để đảm bảo Luật đi vào cuộc sống, việc ban hành Dự thảo Nghị định quy định chi tiết là cần thiết để vừa không “treo” quyền TCTT của công dân vừa không tạo ra áp lực quá lớn cho các cơ quan nhà nước. Theo Thứ trưởng, nhu cầu cung cấp thông tin của người dân rất lớn song cũng phải phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng của cơ quan nhà nước, do đó cách làm hiệu quả chính là tăng cường cung cấp thông tin chủ động như ý kiến của đại diện Bộ Quốc phòng.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông

TP Hồ Chí Minh: Vụ kiện hi hữu bên nói đất lúa, bên nói mặt sông
(PLVN) -  TAND TP HCM vừa thụ lý đơn khiếu kiện hành vi hành chính về hành vi không ban hành các quyết định thu hồi, bồi thường với UBND quận 12. Đây là vụ kiện hi hữu vì trên giấy tờ, có thửa đất lúa đã được cấp sổ đỏ từ 1998, nhưng khi thu hồi thực hiện dự án, UBND quận cho rằng là “sông” nên không thực hiện bồi thường.

Hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Hiền (Hà Nội) hỏi: Chị tôi thường xuyên bị chồng bạo hành về thể chất lẫn tinh thần, mặc dù đã cố gắng nhẫn nhịn nhưng tình trạng này không thay đổi. Xin hỏi, người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu hình phạt nào theo quy định pháp luật hiện nay? Các biện pháp để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?

Sự việc một số hộ dân vạn đò TP Huế chưa an cư: Rà soát, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ

Một hộ dân tận dụng mui thuyền, mái tôn cũ dựng nhà tạm để ở trên đất công. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc 16 năm trước, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) đã thực hiện cuộc di dân vạn đò trên sông Hương với các chính sách thiết thực và ý nghĩa; nhưng nay vẫn còn một số hộ sống trong các căn nhà tạm dựng trên đất công, mặt nước. Sau khi báo đăng, mới đây, lãnh đạo UBND TP Huế đã chỉ đạo thực hiện rà soát, nghiên cứu các giải pháp để hỗ trợ các hộ dân nếu bảo đảm đúng điều kiện theo quy định.

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất

Diễn biến vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” ở Cần Thơ: Thanh tra Sở Tư pháp sẽ kiểm tra việc công chứng chuyển nhượng đất
(PLVN) - Sau khi làm việc và xem xét các chứng cứ đương sự cung cấp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết sẽ tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp kiểm tra xác minh quy trình công chứng chuyển nhượng khu đất gồm 4 thửa của Văn phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Ngọc Long theo đơn phản ánh của ông Vũ Trung Hòa.

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

Công ty giải thể, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?
(PLVN) - Bạn Minh Hồng (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang mang thai sắp nghỉ sinh. Tôi có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 6 tháng trước khi sinh. Tuy nhiên, vừa qua, công ty tôi đang làm việc ra thông báo ngừng hoạt động và giảm toàn bộ BHXH của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, công ty giải thể thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Thủ tục để hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp

Giao Công an xã quản lý người bị phạt án tù treo: Chủ trương đúng trong xây dựng chính quyền hai cấp
(PLVN) - Trong xu hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước theo mô hình chính quyền hai cấp – cấp tỉnh và cấp xã, việc Bộ Công an đề xuất giao công an xã quản lý người bị phạt án tù treo và cải tạo không giam giữ là một bước đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn quản lý xã hội hiện nay.

Sự việc bị phản ánh ô nhiễm môi trường tại Ninh Bình: Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình cho biết đang phối hợp kiểm tra

Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình.
(PLVN) -  Mới đây, Báo PLVN tiếp nhận thông tin của người dân phường Bích Đào và phường Thanh Bình, TP Ninh Bình (nay là phường Bích Đào và phường Vân Giang, TP Hoa Lư) phản ánh việc Cty CP Nhiệt điện Ninh Bình có dấu hiệu trộn xỉ than vào than để thực hiện đốt lò gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều người dân chưa hiểu rõ về “loại đất 03”: Chuyên gia lý giải

Luật sư Quách Thành Lực.
(PLVN) - Theo Luật sư Lực: “Hiện có rất nhiều giải đáp về “loại đất 03” trên các nền tảng số. Tuy nhiên, tôi nhận thấy các thông tin chưa thực sự đúng, đầy đủ về loại đất trên. Với vai trò người quê gốc ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương; đồng thời cũng là một luật sư chuyên nghiên cứu, vận dụng pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tôi xin chia sẻ hiểu biết của mình về loại đất này dưới đây với bạn đọc”.