Thông qua Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN -Trung Quốc 2030

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị
Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị
(PLO) - Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các Hội nghị liên quan, sáng 14/11, tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 21 đồng thời kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai bên.

Tại Hội nghị, các nước ghi nhận quan hệ ASEAN-Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cơ sở tin cậy, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong nhiều năm, đồng thời là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại ASEAN. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đánh giá cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, ghi nhận những kết quả tích cực trong hợp tác giữa hai bên thời gian qua tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác chiến lược không ngừng được mở rộng. 

Thủ tướng Trung Quốc khẳng định nguyên tắc hai bên tiếp tục tôn trọng và đáp ứng lợi ích chung của nhau, thúc đẩy hợp tác cùng thịnh vượng, cùng có lợi; nhất trí ASEAN và Trung Quốc tiếp tục quan hệ gắn kết chặt chẽ về kinh tế-thương mại - đầu tư, nỗ lực mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1 nghìn tỉ USD và FDI đạt 150 tỉ USD vào 2020, trong đó chú trọng nâng cấp và khai thác hiệu quả Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), ủng hộ hệ thống thương mại quốc tế đa phương rộng mở, minh bạch và dựa trên luật lệ...

Trung Quốc công bố kế hoạch đóng góp thêm 10 triệu USD cho Quỹ hợp tác ASEAN-Trung Quốc, triển khai chương trình mời 1.000 thanh niên các nước ASEAN tham quan và giao lưu tại Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông.   

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc cũng như những lợi ích to lớn mà mối quan hệ này đem lại cho cả ASEAN và Trung Quốc cũng như đối với hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ở khu vực. Thủ tướng nhất trí hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực đối thoại, tăng cường hợp tác, xây dựng lòng tin, đề cao luật pháp quốc tế, xây dựng và hình thành các chuẩn mực ứng xử, đóng góp cho một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch và dựa trên luật lệ. Thủ tướng ủng hộ ASEAN-Trung Quốc nỗ lực củng cố và phát triển nền tảng kết nối tổng thể vững vàng, cả về lòng tin, kết nối vật chất và kết nối con người. 

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng chia sẻ tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực. Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục đề cao các nguyên tắc đã nhất trí về thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực ứng xử chung, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, triển khai đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng một Bộ quy tắc COC hiệu quả và thực chất. Kết thúc Hội nghị, hai bên nhất trí thông qua Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc 2030, định hướng cho quan hệ hợp tác giữa hai bên cho các năm tiếp theo và thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về Khoa học công nghệ và sáng tạo. 

* Cùng ngày, Thủ tướng cũng đã dự và phát biểu tại HNCC ASEAN - Nhật Bản lần thứ 21 - Cấp cao đầu tiên trong nhiệm kỳ điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản 2018-2021 của Việt Nam - và kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản; HNCC ASEAN-Nga lần thứ 3.

Gặp Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Australia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như nhãn, chôm chôm, vú sữa và tôm nguyên con vào Australia. Hai Thủ tướng nhất trí hai nước sẽ phối hợp thúc đẩy tự do hoá thương mại, tăng cường phối hợp giải quyết các vấn đề chung sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) có hiệu lực cũng như thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hai nhà lãnh đạo chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế; tăng cường phối hợp tại Liên Hợp quốc, ASEM và trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Thủ tướng cũng đã có các cuộc trao đổi với Tổng thống Chile Sebastien Pinera, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.