Thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quang cảnh phiên họp thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. (Ảnh: Phạm Thắng)
Quang cảnh phiên họp thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Sáng 28/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô

Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Trong đó, về tổ chức chính quyền đô thị (Chương II), trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được rà soát, chỉnh lý theo hướng quy định cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền tại TP Hà Nội không chỉ thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô mà cả quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (khoản 1 Điều 8); bổ sung thẩm quyền của UBND phường trong việc quyết định các nội dung mà theo quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác phải do HĐND cấp xã quyết định hoặc phải được HĐND cấp xã thông qua trước khi quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định (điểm e khoản 1 Điều 13).

Đồng thời, cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của TP Hà Nội (Điều 14), dự thảo Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành cho các cơ quan của TP Hà Nội (Điều 49 và Điều 50) để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền.

Trước ý kiến đề nghị không quy định về áp dụng pháp luật mà nên thể hiện theo quy định chung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, Luật Thủ đô là một đạo luật có tính chất đặc biệt, trong đó phân quyền mạnh mẽ cho một cấp chính quyền địa phương và có phạm vi áp dụng chủ yếu chỉ giới hạn trong địa giới hành chính và trách nhiệm quản lý của TP. Thực tế, do không có quy định về áp dụng pháp luật nên rất nhiều quy định đặc thù trong Luật Thủ đô năm 2012 đã bị “vô hiệu” bởi các luật, nghị quyết của Quốc hội được ban hành sau đó. Do đó, việc Chính phủ đề xuất có điều quy định riêng về nguyên tắc áp dụng pháp luật trong Luật Thủ đô lần này là cần thiết, nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thi hành như đã nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, để tạo sự chủ động cho các cấp chính quyền của TP thì trong dự thảo Luật không chỉ quy định về việc phân quyền mà cần có quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành cho chính quyền TP và giữa các cấp chính quyền trên địa bàn TP với nhau. Tuy Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã có quy định về phân cấp, ủy quyền nhưng các quy định này chưa đầy đủ và có nội dung chưa phù hợp với yêu cầu về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hiện nay. Vì vậy, vẫn có một điều quy định về phân cấp, ủy quyền của các cơ quan thuộc TP, đồng thời xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội cho bổ sung vào dự thảo Luật các nội dung quy định về phân cấp, ủy quyền giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành với các cơ quan của TP Hà Nội.

Cho phép thu tiền khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đối với các chính sách xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô (Chương III, Chương IV), trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và ý kiến của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý các quy định về quản lý, sử dụng đất tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê, bảo đảm phù hợp với quy hoạch và yêu cầu về phòng, chống lũ (tại các điều 17, 18, 21 và 32).

Chẳng hạn, về phát triển giáo dục và đào tạo, dự thảo Luật đã bổ sung quy định giao UBND TP quy định trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở giáo dục chất lượng cao, việc đánh giá, kiểm định, bảo đảm duy trì chất lượng của cơ sở giáo dục chất lượng cao (điểm b khoản 5 Điều 22) để bảo đảm tính khả thi, chặt chẽ trong quá trình thực hiện.

Về chính sách đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, của Chính phủ và ý kiến của UBND TP Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho chỉnh lý các quy định liên quan đến hình thức giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, quản lý đất đai trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc để vừa phù hợp với thực tiễn, vừa kết nối với các quy định của Luật Đất đai năm 2024, tránh gây xáo trộn quá lớn trong lĩnh vực này ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều 24).

Về quy hoạch, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, các nội dung mà đại biểu Quốc hội đề nghị là các yêu cầu cần phải bảo đảm trong quá trình tổ chức lập quy hoạch đã được quy định trong Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Việc xây dựng các đồ án Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô thời gian qua đã bám sát các yêu cầu này và Quốc hội cũng đã cho ý kiến về các đồ án Quy hoạch này tại Kỳ họp thứ 7 trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện đồng bộ với Luật Thủ đô, bảo đảm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc cho phép TP được thu tiền khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD, thu phí cải thiện hạ tầng để bổ sung nguồn kinh phí tái đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị và giao thông công cộng nói chung, bù đắp một phần chi phí duy trì, sửa chữa và vận hành các hạng mục để kết nối khu vực nhà ga và khu vực TOD là cần thiết và cũng là tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước phát triển…

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; bám sát 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Hàn Quốc: Nâng cao chất và lượng trong hợp tác kinh tế

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
(PLVN) - Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, hoạt động của Thủ tướng trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này rất toàn diện, trong đó hơn một nửa các hoạt động tập trung vào lĩnh vực kinh tế.

Chống thất thu thuế trong thương mại điện tử

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp.
(PLVN) - Quốc hội hội yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giám sát các trang mạng, ứng dụng thương mại điện tử và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đảm thu đúng, thu đủ, kịp thời và chống thất thu thuế trong thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Luật Đất đai năm 2024 chính thức có hiệu lực sớm từ ngày 1/8/2024

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật.
(PLVN) - Với việc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội thông qua, các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực sớm ngày 1/8/2024.

Quốc hội thông qua Luật BHXH (sửa đổi)

Các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật tại phiên họp.
(PLVN) - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được thông qua, người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà cũng không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần.

Công khai ngân sách: Nhiều chỉ số tăng điểm

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. (Ảnh: VGP/ĐH)
(PLVN) - Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 đã ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai, minh bạch ngân sách khi tăng 7 điểm và 11 bậc so với Chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2021.

Gỡ vướng cho quá trình thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. (Nguồn: D.T)
(PLVN) -  Chiều 28/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc giữa các Bộ, ngành, các địa phương để góp ý vào dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Hà Nội phải tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Với vị trí đặc biệt quan trọng, TP Hà Nội phải phát huy vai trò tiên phong, cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy quyết tâm “đã nói là làm, đã làm là có kết quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai có hiệu quả Đề án 06.

Chính thức vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo bộ, ngành, TP Hà Nội thực hiện nghi thức kích hoạt vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội.
(PLVN) - Sáng nay, 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 trên địa bàn TP.

Tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội phát triển lên tầm cao mới

Quang cảnh TP Hà Nội.
(PLVN) - Theo chương trình Kỳ họp, dự kiến đầu phiên họp sáng nay - 28/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Các đại biểu Quốc hội đều kỳ vọng Luật này khi được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để TP Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, xứng đáng là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hoàn thiện một loạt dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu ưu tiên hộ dân tầng 1 khi cải tạo lại chung cư . (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).