Thống nhất lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở: Đảm bảo không tăng biên chế và ngân sách

(PLVN) -Đây là một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm tại cuộc họp thẩm định dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở diễn ra chiều 23/7 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo có Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.

Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã, thị trấn bán chuyên trách là các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự tại địa bàn xã, phường, thị trấn. Trước yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi phí ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. 

 

Nhấn mạnh tinh thần tự nguyện của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định việc nghiên cứu xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ là cần thiết để tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

“Việc sắp xếp thống nhất 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách bám sát chủ trương không tăng biên chế, không tăng ngân sách và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công an, nếu sắp xếp thống nhất 3 lực lượng nêu trên sẽ cắt giảm được khoảng gần 500 ngàn người, đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí ngân sách để chi trả cho gần 500 ngàn người mỗi năm.

Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc làm rõ quan điểm công an xã chính quy là lực lượng nòng cốt, còn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là lực lượng hỗ trợ.

 

Nhất trí với quan điểm đây chỉ là lực lượng hỗ trợ công an chính quy, đại diện Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đề nghị dự án Luật cần quy định rõ trách nhiệm của Trưởng công an xã trong việc chịu trách nhiệm trước cấp ủy chính quyền địa phương và tham mưu cho UBND xã trong quy hoạch lực lượng này. “Ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nếu không quy định rõ trách nhiệm của Trưởng Công an xã thì dễ dẫn đến tình trạng “đánh trống ghi tên” để hưởng chế độ mà không lựa chọn được người đáp ứng tiêu chuẩn để tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở”, đại diện Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Còn đại diện Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng lại tỏ ra băn khoăn về nguồn kinh phí chi trả cho lực lượng này bởi dự thảo Luật mới chỉ quy định chung kinh phí là do địa phương cân đối chi trả, Trung ương hỗ trợ và nguồn huy động xã hội hóa mà chưa có sự lượng hóa cụ thể. Bày tỏ đồng tình, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần lượng hóa được nguồn kinh phí mỗi năm mà địa phương chi trả để vận hành lực lượng này. Cùng với đó, cần làm rõ mối quan hệ với lực lượng dân quân tự vệ để không trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn; xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, hình thức xử lý vi phạm nếu lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở lạm dụng quyền hạn, có sai sót, vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ.

 

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định rõ đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự thảo Luật để có cách hiểu thống nhất khi áp dụng trong thực tiễn. Đồng thời cần làm nổi bật hơn nữa mục tiêu của dự án Luật là xây dựng lực lượng hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng công an chính quy, qua đó củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ngay từ cơ sở.

Thứ trưởng cũng yêu cầu cần tiếp tục rà soát các quy định liên quan như Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dân quân tự vệ… để đảm bảo đồng bộ, không trùng lặp nhiệm vụ. Đồng thời cần định lượng được nguồn tài chính tổng thể và chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và nghiên cứu các vấn đề sẽ phát sinh như tiêu chí tuyển chọn, các thủ tục để hưởng chế độ, bồi dưỡng… 

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.