Thống nhất để gỡ khó lưu thông hàng hóa, nông sản

Đo thân nhiệt với tài xế vận chuyển hàng hóa.
Đo thân nhiệt với tài xế vận chuyển hàng hóa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại cuộc họp mới đây giữa Tổ công tác phía Nam (Tổ công tác 970) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với đại diện Bộ Y tế, Cục Cảnh sát giao thông, Tổng cục đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nhiều nội dung về công tác lưu thông vận chuyển hàng hóa đã được làm rõ để các địa phương thống nhất thực hiện.

Cơ bản tháo gỡ các khó khăn

Báo cáo của Tổ Công tác 970 (được thành lập nhằm chỉ đạo tình hình sản xuất, tiêu thụ và kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản ở phía nam) cho biết, thời gian đầu khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình hình lưu thông, vận chuyển nhân công và nông sản, vật tư nông nghiệp tại các địa phương cũng như giữa các địa phương với nhau và với TP Hồ Chí Minh có một số trở ngại.

Giải thích rõ hơn về mã QR Code, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN khẳng định, các mã QR Code chỉ là để được ưu tiên lưu thông nhanh chứ không phải bắt buộc. Các phương tiện không có mã QR Code thì buộc dừng thực hiện kiểm tra y tế, khai báo y tế mới được lưu thông.

Cụ thể, các xe vận chuyển nông sản cần được cấp mã QR Code, lái xe được yêu cầu có kết quả xét nghiệm COVID-19 còn thời hạn. Việc cấp mã QR Code qua trang web của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chưa quen thuộc với các lái xe và chủ phương tiện, có thời điểm Website bị sự cố kỹ thuật phải tạm dừng hoạt động nên việc cấp mã QR Code bị gián đoạn trong thời gian ngắn, việc lưu thông hàng hóa có bị chậm lại.

Cùng với đó, việc dừng xe để kiểm tra, xét nghiệm COVID-19 thường xuyên làm tăng giá thành nông sản, thời gian giao hàng chậm hơn so với dự kiến, ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch giữa các bên. Hay một vài chủng loại hàng hóa chưa được thống nhất là loại mặt hàng thiết yếu như: vật tư, giống phục vụ sản xuất nông nghiệp... bị hạn chế qua các trạm kiểm dịch ở một số tỉnh…

Tuy nhiên, theo Tổ Công tác 970, đến thời điểm hiện tại (ngày 19/8/2021), các khó khăn trên đã cơ bản được tháo gỡ nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương và sự chủ động vào cuộc sát sao của địa phương. Tình hình lưu thông vận chuyển nông sản cũng như việc đi lại của lực lượng lao động nông nghiệp ở các tuyến giao thông như quốc lộ, tỉnh lộ giữa các tỉnh với nhau và với TP Hồ Chí Minh đã đi vào ổn định.

Tuy nhiên, tại một vài địa phương, các tuyến đường liên ấp, liên xã với sự kiểm soát của lực lượng tại chỗ vẫn chưa cập nhật chỉ đạo chung nên còn gây ra một số khó khăn trong việc đi lại cho các lực lượng lao động, doanh nghiệp, nông dân trong tham gia sản xuất và lưu thông nông sản hàng hóa.

Chỉ dừng kiểm tra xe chở hàng xe chưa khai báo đầy đủ

Tại cuộc họp giữa Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG), Tổng cục ĐBVN, Cục CSGT–Bộ Công an, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế và UBND, Sở GTVT, Sở NN&PTNT 19 tỉnh, thành phố phía Nam về công tác phối hợp trong lưu thông vận chuyển hàng hóa, thu hoạch nông sản, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UBATGTQG đã nhấn mạnh một số nội dung về công tác lưu thông vận chuyển hàng hóa để các địa phương thống nhất phương thức thực hiện.

Đại diện UBATGTQG khẳng định, kết quả giấy xét nghiệm test nhanh hay PCR đều giá trị như nhau và đều có hiệu lực 72 giờ. Đây là quy định tại Văn bản 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế và Văn bản 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành.

“Vừa qua, có một số địa phương yêu cầu bắt buộc phải có kết quả PCR, không chấp nhận chỉ có giấy test nhanh COVID-19 đối với tài xế khi qua chốt là vượt quá quy định. Ngoài ra, có địa phương công nhận thời gian giấy xét nghiệm COVID-19 chỉ 24 giờ hay 48 giờ đều không đúng quy định (72 giờ), gây khó khăn trong lưu thông hàng hóa”- Ông Hùng nói.

Với các xe chở hàng hóa, lãnh đạo UBATGTQG nhấn mạnh, nếu có mã QR Code, quét bằng điện thoại thông minh, có đầy đủ thông tin về khai báo y tế thì các trạm kiểm soát phải cho lưu thông ngay. Chỉ dừng kiểm tra những xe chưa có thông tin khai báo đầy đủ. Ông Hùng cũng nhấn mạnh, các hàng hóa không cấm đều được phép vận chuyển và đề nghị các tỉnh, thành phố nên có một văn bản thống nhất ban hành xuống cấp xã, phường.

Đối với vận chuyển đường thủy, các tỉnh, thành phố cần bố trí các điểm test nhanh COVID-19 tại các cảng hoặc các chốt, công bố số điện thoại và thông báo cho các tài công biết. Với “xã đỏ”, “ấp đỏ” do có người nhiễm COVID-19, đề nghị địa phương tổ chức thu hoạch nông sản, bố trí điểm tập kết nông sản để các phương tiện vận tải đến bốc xếp và vận chuyển nhanh gọn, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Về những khó khăn trong lưu thông hiện nay, đại diện Cục CSGT yêu cầu các tỉnh, thành phố không lập chốt kiểm tra, dừng phương tiện giao thông trên các tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1. Các tỉnh, thành phố chỉ dừng phương tiện kiểm tra trên các chốt vào nội địa địa phương mình.

Với các xe chở nông sản từ Tây Nam bộ ra các tỉnh biên giới để xuất khẩu, thời gian vận chuyển dài, trên đường lái xe không tiếp xúc ai vì nhiều tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội. Vì vậy đại diện Cục CSGT đề nghị nên có sự nới thời hạn hiệu lực giấy xét nghiệm COVID-19 cho lái xe đường dài, áp dụng một cung đường hai điểm đến, có các điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 trên các tuyến quốc lộ huyết mạch trên cả nước.

Ghi nhận công tác phối hợp giữa các đơn vị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác 970 nhấn mạnh: “Tinh thần là khó đến đâu tháo gỡ đến đó, các Sở GTVT, Sở NN&PTNT, Sở Y tế từng địa phương phối hợp thực hiện, nếu còn vướng mắc thì đề xuất với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh tháo gỡ. Các vấn đề liên quan đến liên vùng cả nước thì kiến nghị tới các Tổ công tác của các Bộ để có giải pháp phù hợp, tránh phải báo cáo nhiều đến Thủ tướng Chính phủ”.

Thí điểm bán nông sản theo combo

Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT) đã thí điểm thành công gói combo kết hợp trên 5 loại nông sản tổng trọng lượng 10kg/túi, đồng giá 100.000 đồng/túi 10kg. Theo ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Kinh tế hợp tác, thành viên Tổ công tác 970, đây là các nông sản có giá rẻ cần đầu ra cho nông dân, dễ vận chuyển, ít hư thối như: Khoai lang, khoai môn nhỏ, củ sắn, khóm, chanh, củ cải trắng, dưa leo và một số loại rau củ, trái cây khác. Chương trình thí điểm được 2 ngày và đã bán hết 3.700 túi, tương đương 37 tấn nông sản.

Đọc thêm

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân 30 lô hàng sầu riêng xuất khẩu bị nhiễm cadimi vượt mức cho phép

Ảnh minh họa
(PLVN) - Liên quan tới việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam bị Tổng cục Hải quan Trung Quốc cảnh báo không đảm bảo an toàn. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp, cơ quan liên quan thực hiện truy xuất các lô hàng bị cảnh báo để làm rõ nguyên nhân, sớm có phản hồi lại phía Trung Quốc, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Giá dầu thô thế giới tiếp tục suy yếu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục suy yếu. Hiện giá dầu Brent về mức 85,78 USD/thùng, giảm 0,17 USD/thùng còn dầu WTI về mức 80,94 USD/thùng, giảm 0,13 USD/thùng.

“Bắt bệnh” thị trường vàng

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Giá vàng “nhảy múa” đã không còn là chuyện riêng của những người kinh doanh vàng và khách hàng có nhu cầu tích trữ, giữ tiền bằng vàng. Đáng nói, sự biến động của thị trường vàng thời gian qua không phải lần đầu.

Giá dầu thô giảm

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm nhẹ. Hiện dầu Brent đang giao ở mức 85,04 USD/thùng còn dầu WTI ở mức 0,29 USD/thùng.

Giá vé máy bay đang 'hạ nhiệt'

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ở nước ta cao. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sau một thời gian neo ở mức cao do ảnh hưởng của đi lại cao điểm Tết Nguyên đán, đến thời điểm này, giá vé máy bay đang có xu hướng giảm dần.