'Thông minh đến mấy thì AI cũng chỉ là trợ lý của con người'

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: PV)
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, dù trí tuệ nhân tạo (AI) có thông minh đến mấy cũng chỉ là trợ lý, giúp việc của con người, AI được sử dụng để tạo ra trợ lý ảo và mong muốn trong tương lai, mỗi người dân Việt Nam sẽ có một trợ lý ảo.

Ngày 29/7, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác Thông tin và Truyền thông 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 66 điểm cầu.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi nhận và biểu dương những kết quả tích cực của ngành TT&TT trong 6 tháng đầu năm. Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, ngành TT&TT sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, thông tin trên không gian mạng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao đổi về trợ lý ảo và băn khoăn của nhiều người hiện nay rằng liệu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế và vượt quá tầm kiểm soát của con người hay không?

Bộ trưởng nhận định, dù AI có thông minh đến mấy cũng chỉ là trợ lý, giúp việc của con người. AI được sử dụng để tạo ra trợ lý ảo. Bộ TT&TT mong muốn trong tương lai, mỗi người dân Việt Nam sẽ có một trợ lý ảo. Khi đó, trợ lý ảo thành người giúp việc của mỗi người, giúp họ làm việc tốt hơn, giải phóng con người khỏi những việc cũ, dành thời gian làm những việc mới mà trước đây không có thời gian để làm...

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: PV)

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: PV)

Chia sẻ thêm về câu chuyện chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, trong chuyển đổi số, cần chú trọng thí điểm rồi tiến hành phổ cập. Thí điểm nên có trọng tâm, tập trung vào chỗ có thể tạo ra sự đột phá, chú ý cách làm, các hỗ trợ và đánh giá chính sách. Sau khi thí điểm thành công thì nhanh chóng phổ cập rộng rãi ra toàn quốc. Giai đoạn này cần đề ra mục tiêu, tiêu chuẩn về chất lượng… và chỉ quản lý theo mục tiêu, đồng thời, đây cũng là giai đoạn đánh giá cán bộ về năng lực triển khai.

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý vai trò quan trọng của người đứng đầu trong thành công của chuyển đổi số. “Người đứng đầu không chỉ là chỉ đạo mà phải trực tiếp làm, trực tiếp dùng các công cụ số. Chuyển đổi số là trải nghiệm, nếu người đứng đầu không dùng các công nghệ số thì rất khó chỉ đạo công tác chuyển đổi số”, Bộ trưởng nêu rõ.

Qua 4 năm, chuyển đổi số ở Việt Nam đã thu được một số thành công bước đầu rất đáng ghi nhận, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để quyết định thành công của công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ là người đứng đầu các cấp. “Sự vào cuộc và sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu sẽ làm tăng mức độ thành công chuyển đổi số từ 1,6 đến 1,8 lần. Nhưng mức độ thành công sẽ tăng lên 3,1 lần nếu chuyển đổi số có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể và người đứng đầu trực tiếp làm”, Bộ trưởng cho hay.

Trước đó, báo cáo tại Hội nghị cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển ngành. Cũng trong 6 tháng đầu năm, đóng góp của ngành TT&TT vào GDP ước đạt gần 477 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước và ước đạt 49% kế hoạch năm 2024. Tổng số lao động toàn ngành tính đến tháng 6/2024 ước hơn 1,5 triệu lao động, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước…

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo giới thiệu thiết bị và công nghệ trí tuệ nhân tạo ngành du lịch hướng tới APEC 2027

Hội thảo giới thiệu thiết bị và công nghệ trí tuệ nhân tạo ngành du lịch hướng tới APEC 2027

(PLVN) - Chiều 29/4, Hiệp hội Du lịch Kiên Giang phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Kiên Giang, Sở Du lịch Kiên Giang tổ chức hội thảo giới thiệu thiết bị và công nghệ trí tuệ nhân tạo cho ngành du lịch hướng tới Hợp tác diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Phú Quốc vào năm 2027 (APEC 2027).

Đọc thêm

Người dùng Việt Nam cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân lên không gian mạng

Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tại Tọa đàm. (Ảnh: TTX)
(PLVN) - Theo Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, công nghệ thông tin ngày càng lan tỏa vào cuộc sống con người, người dùng càng cung cấp nhiều hơn thông tin, dữ liệu cá nhân cá nhân lên không gian mạng...

Vi mạch tiến tiến nhất thế giới

Vi mạch tiến tiến nhất thế giới. (Ảnh: TSMC)
(PLVN) - Hồi đầu tháng 4, tập đoàn TSMC của Đài Loan chính thức công bố vi mạch 2 nanomet (2nm) – vi mạch tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Với hiệu năng vượt trội và khả năng tiết kiệm năng lượng vượt bậc, vi mạch này được kỳ vọng sẽ định hình lại tương lai công nghệ toàn cầu, từ điện thoại thông minh, trí tuệ nhân tạo cho đến xe tự lái và robot công nghiệp.

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350
(PLVN) - Ngày 18/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức lễ trao hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ Internet trên tàu bay - IFC (In-Flight Connectivity). Sự hợp tác này giữa Vietnam Airlines và VNPT đưa khái niệm "kết nối trên không" trở thành hiện thực.

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 của PacBio, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Gen tại Việt Nam

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 tại Việt Nam.
(PLVN) - Lần đầu tiên, DKSH đồng tổ chức hội nghị khoa học gen PRISM của PacBio tại Việt Nam. Sự kiện này kết nối các nhà khoa học khu vực với chuyên gia quốc tế và công nghệ giải trình tự tiên tiến, thể hiện cam kết của DKSH trong việc giúp cộng đồng khoa học Việt Nam tiếp cận giải pháp khoa học đời sống hiện đại.

AI mô phỏng tư duy người mất tích

Các nhà nghiên cứu Scotland đã phát triển một hệ thống máy tính tinh vi để mô phỏng hành động của những người bị lạc trong môi trường ngoài trời. (Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory)
(PLVN) - Một mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến do các nhà khoa học Scotland phát triển đang mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, bằng cách phân tích hành vi của những người từng bị lạc để dự đoán nơi họ có thể xuất hiện.

Độc đáo loại pin 'co giãn' từ Thụy Điển

Pin có cấu trúc như kem đánh răng, có thể uốn cong theo mọi hình dạng (Ảnh: Thor Balkhed)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Linköping mới công bố phát minh về loại pin mềm, có thể thay đổi hình dạng, hứa hẹn tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo, robot mềm và công nghệ điện tử linh hoạt trong tương lai.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
(PLVN) - Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?
(PLVN) -  ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần thay thế hình thức học ngoại ngữ truyền thống, mang đến khả năng học tập linh hoạt 24/7. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của giáo viên trong việc tạo môi trường học tập đầy cảm hứng và kết nối sâu sắc giữa con người với con người.