Thông luồng Soài Rạp đón tàu container 50.000 tấn

Lần đầu tiên chiếc tàu tải trọng 30.000 tấn thông luồng Soài Rạp an toàn, mở ra kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế cảng biển ở TP.HCM
Lần đầu tiên chiếc tàu tải trọng 30.000 tấn thông luồng Soài Rạp an toàn, mở ra kỳ vọng mới trong phát triển kinh tế cảng biển ở TP.HCM
(PLO) - Luồng Soài Rạp mới được khơi thông, từ nay TP.HCM sẽ đón được tàu biển lớn từ 30.000 đến 50.000 tấn, rút ngắn lộ trình 20km, tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển; đồng thời làm tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Sáng qua (20/4), chiếc tàu biển Xutra Bhum của hãng tàu MSC (Pháp) đã rời cảng Container trung tâm Sài Gòn (SPCT) sau khi nhận đầy hàng. Khoảng 8 giờ tàu nhổ neo và đi vào vùng biển an toàn.
Ông Tất Thành Cang, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đánh giá sự kiện tàu biển tải trọng 30.000 tấn lần đầu tiên theo luồng Soài Rạp ra, vào cảng biển TP.HCM, an toàn (vào ngày 19, ra ngày 20/4) là cuộc “tổng diễn tập” để những ngày sắp tới lịch sử phát triển cảng biển TP.HCM sẽ sang trang mới khi lần đầu tiên đón tàu biển 50.000 tấn (dự kiến vào ngày 3/5).
Đón được tàu 50.000 tấn, vận chuyển an toàn hơn
Tàu Xutra Bhum đã từng vào cảng SPCT nhưng lâu nay phải đi vòng thông qua luồng Lòng Tàu, dài hơn 20km. Trong khi đó, hiện vận tải biển có sự cạnh tranh quyết liệt, đồng thời xu hướng sử dụng tàu trọng tải lớn, nhất là tàu container nhằm giảm chi phí ngày một tăng thì luồng Lòng Tàu không đáp ứng được.
Bởi lẽ luồng Lòng Tàu có hạn chế về chiều sâu (-8,5m), lòng sông hẹp có nhiều đoạn cua gắt nên chỉ thích hợp cho tàu hàng rời tải trọng 30.000 tấn và tàu container có sức chở 2.800 TEU.
Những hạn chế ở luồng Lòng Tàu gây ra nhiều bất lợi cho sự phát triển của kinh tế biển TP.HCM song TP.HCM vẫn là trung tâm cảng biển lớn nhất của khu vực phía Nam khi chiếm 90% sản lượng hàng hóa thông qua cụm cảng khu vực Đông Nam bộ. 
Ngoài ra, sản lượng hàng hóa bằng container thông qua cảng biển TP.HCM chiếm đến 75% so với cả nước. Do vậy, yêu cầu bức bách này đặt ra cho TP.HCM phải có biện pháp tháo gỡ để đáp ứng.
Chiếc tàu Xutra Bhum đang neo đậu tại cảng SPCT
Chiếc tàu Xutra Bhum đang neo đậu tại cảng SPCT 
Ở TP.HCM, bên cạnh luồng Lòng Tàu còn có luồng Soài Rạp gần như song song. Con sông Soài Rạp được hình thành từ hợp lưu của ba con sông lớn, gồm Sài Gòn, Đồng Nai và Vàm Cỏ, nhưng lại có nhiều điểm cạn nên trong quá khứ bị xem là “luồng bỏ”, chỉ được dùng cho tàu, thuyền đường sông và ngư dân đăng lưới đánh cá… Do vậy, sự kiện tàu biển tải trọng 30.000 tấn lần đầu tiên lưu thông an toàn trên luồng Soài Rạp được coi là một sự kiện quan trọng, hứa hẹn sẽ khơi thông nền kinh tế cảng biển của TP.HCM. 
Theo ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Ban Quản lý dự án nạo vét luồng Soài Rạp, giai đoạn 2, TP.HCM đầu tư gần 2.800 tỉ đồng để nạo vét 54km sông Soài Rạp đạt đến độ sâu -9,5m. “Việc nạo vét khoảng 300.000m3 bùn (trong tổng số 11,5 triệu m3 nạo vét) sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 5/2014. Khi đó, toàn tuyến sẽ được đưa vào khai thác, đón tàu 50.000 tấn” - ông Minh cho hay.
Rút ngắn hành trình hai giờ, tăng sức cạnh tranh
Hôm qua (20/4) dù là ngày nghỉ nhưng ông Võ Xuân Bình, Giám đốc marketing cảng SPCT cho biết sau khi đón, đưa chuyến tàu 30.000 tấn đầu tiên vào cảng qua luồng Soài Rạp, nhiều hãng tàu lớn đã gọi điện chúc mừng. “Họ bày tỏ sự quan tâm lớn đối với sự kiện thông luồng Soài Rạp và đặt vấn đề sẽ đưa tàu biển lớn cập cảng SPCT trong thời gian tới” - ông Bình chia sẻ.
Việc thông luồng Soài Rạp cũng kết thúc chuỗi ngóng trông từng ngày và mở ra cơ hội phát triển cho SPCT (là một liên doanh, có sự đầu tư từ một tập đoàn cảng lớn thứ hai thế giới) và cụm cảng Hiệp Phước (ở khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM). 
Đại diện SPCT cho biết, luồng tàu mới mở ra cơ hội đưa SPCT và một số cảng ở TP.HCM trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế vì hiện nay nhiều hãng tàu thông báo sẽ mở các tuyến vận chuyển thẳng từ TP.HCM đến các thị trường lớn trên thế giới, thay vì phải trung chuyển qua một cảng trung gian ở Đông Bắc Á hoặc Đông Nam Á như trước.
Thuyền trưởng, hoa tiêu cảng vụ… được tặng hoa, chúc mừng khi lần đầu tiên đưa tàu tải trọng 30.000 tấn lưu thông an toàn trên luồng Soài Rạp
 Thuyền trưởng, hoa tiêu cảng vụ… được tặng hoa, chúc mừng
khi lần đầu tiên đưa tàu tải trọng 30.000 tấn lưu thông
an toàn trên luồng Soài Rạp
Lý giải rõ hơn những lợi ích từ việc thông luồng tàu biển mới, ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Phó Tổng Giám đốc SPCT cho biết, tàu biển vào cảng biển TP.HCM đi bằng luồng Soài Rạp quãng đường ngắn hơn 20km giúp các tàu giảm khoảng hai giờ đi lại nên kéo giảm đáng kể về chi phí nhiên liệu, chi phí hoa tiêu so với khi đi theo luồng Lòng Tàu. 
“Lòng sông Soài Rạp được nạo sâu, vét rộng lại thẳng nên tốc độ di chuyển của tàu sẽ lớn hơn. Cạnh đó, cảng SPCT có những phương tiện thiết bị hiện đại có thể đón được tàu có sức chở lớn với thời gian xếp, dỡ hàng nhanh còn giúp các hãng tàu, chủ hàng giảm đáng kể chi phí vận chuyển. 
Điều này không những tăng tính hấp dẫn trong hoạt động cảng biển ở TP.HCM mà còn giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa giảm chi phí vận tải, thời gian giao hàng rút ngắn góp phần tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới” - ông Tâm đánh giá. 
Có mặt tại các buổi đón, đưa tàu Xutra Bhum (thuộc hãng tàu MSC) ra, vào cảng SPCT, ông Boris, Tổng Giám đốc hãng tàu MSC bày tỏ sự vui mừng khi Xutra Bhum lưu thông an toàn trên luồng Soài Rạp. Ông Boris lấy làm vinh dự khi hãng có chiếc tàu cỡ lớn đầu tiên “mở hàng” ở luồng mới vào cảng biển TP.HCM. Theo ông Boris, hãng MSC có loại tàu lên đến 16.000 TEU (trọng tải khoảng 160.000 tấn - NV) và đã trông chờ ngày thông luồng đã lâu. Do vậy, sắp tới MSC sẽ đưa các tàu lớn vào cập cảng ở TP.HCM.
Trong khi đó, ông Tất Thành Cang, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin: Việc nạo vét luồng Soài Rạp đang vào giai đoạn cuối. Dự kiến đầu tháng 5/2014 TP.HCM sẽ lần đầu tiên đón tàu chở hàng 50.000 tấn. Hiện nay còn nhiều việc phải làm, đảm bảo việc đón tàu được an toàn nhưng việc thông luồng Soài Rạp đang viết nên một trang mới trong lịch sử phát triển cảng biển ở TP.HCM.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.