Thống kê nạn nhân do COVID-19: mỗi nơi làm một kiểu

Tài liệu được bàn giao cho các dịch vụ hỏa táng ở Millersville, Maryland, Mỹ, ngày 17/4/2020.
Tài liệu được bàn giao cho các dịch vụ hỏa táng ở Millersville, Maryland, Mỹ, ngày 17/4/2020.
(PLVN) - Việc thống kê số nạn chân của đại dịch COVID-19  được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Tây Ban Nha, Đức, Luxembourg và Hàn Quốc thống kê tất cả các trường hợp tử vong của những người có kết quả dương tính với Covid-19, dù ở trong hay ngoài bệnh viện. Tại Bỉ, nơi số người chết ở các nhà dưỡng lão hưu chính thức chiếm hơn một nửa các trường hợp tử vong liên quan đến căn bệnh này, thì số liệu bao gồm cả những người chết chưa được xét nghiệm nhưng nghi ngờ đã bị ảnh hưởng. Số liệu của Pháp cũng bao gồm số người chết trong nhà dưỡng lão (chiếm hơn một phần ba tổng số).

Tính đến hết ngày 29/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã có 3.06 triệu người nhiễm COVID-19, trong đó 868.027 người hồi phục, 211.749 người chết, tính theo số liệu thống kê của Hãng thông tấn Reuters.

Nhưng các quốc gia khác, như Iran và Trung Quốc, chỉ báo cáo số người chết ở bệnh viện. Vương quốc Anh cũng vậy. Số liệu đầy đủ hơn được công bố hàng tuần bởi Cục Thống kê Quốc gia, nhưng với độ trễ mười ngày và chúng không tính đến Scotland và Bắc Ireland.

Ở Ý, không phải tất cả các trường hợp tử vong trong nhà dưỡng lão đều được tính đến. Nếu một cơ sở được xác định là ổ dịch, thì được xét nghiệm và số người chết được tính, nhưng nếu ở một cơ sở ít bị ảnh hưởng hơn thì khả năng này có thể bị bỏ qua, Cơ quan Bảo vệ Dân sự nước này giải thích.

Tại Mỹ, nơi số người chết đến giờ là hơn 55,6 nghìn ca, cách thống kê số người chết ở mỗi bang được thực hiện khác nhau, ví như bang New York bao gồm nhà dưỡng lão, còn bang California thì không.

Một số quốc gia, như Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Luxembourg và Bỉ, số người chết được thống kê là tất cả những người có kết quả dương tính với virus corona chủng mới, kể cả những người chết vì biến chứng của một bệnh sẵn có.

Ở Iran, bệnh nhân được xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 nhưng tử vong vì một "bệnh hô hấp nghiêm trọng" khác được loại trừ khỏi các đánh giá.

Tại Hoa Kỳ, lời khai của những người có người thân đã chết do viêm phổi được tính trước khi có các xét nghiệm.

Cây thánh giá đánh dấu mộ của những người đã chết do COVIS-19 nhưng thi thể của họ không được xác nhận, tại nghĩa trang Maggiore ở Milan, ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/Archives/Miguel
 Cây thánh giá đánh dấu mộ của những người đã chết do COVIS-19 nhưng thi thể của họ không được xác nhận, tại nghĩa trang Maggiore ở Milan, ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/Archives/Miguel

Ở Đức, số liệu thống kê không phân biệt giữa những người chết do COVID-19 trực tiếp gây ra và những người có thể đã chết vì bệnh nền hoặc do hai bệnh kết hợp. Đây là một chủ đề tranh cãi giữa cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm theo dõi dịch bệnh và các khu vực nhất định đưa ra các đánh giá thấp hơn vì họ đã tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguồn gốc chính xác của cái chết.

Gilles Pison và France Meslé, các nhà nhân khẩu học tại Viện nghiên cứu nhân khẩu học Pháp (INED), ngay từ đầu tháng Tư đã ước tính rằng phải mất vài tuần hoặc vài tháng để có thể đếm ngược chính xác tất cả những người chết.

Ở Hoa Kỳ, ngay cả khi không có xét nghiệm, giấy chứng tử phải ghi rõ COVID-19 có phải là nguyên nhân gây tử vong hay không, nhưng những chứng nhận này cần có thời gian để xem xét và vì thế không thể tính vào báo cáo thời gian thực.

Do thiếu công cụ xét nghiệm, Tây Ban Nha thực hiện rất ít buổi khám nghiệm tử thi. Như vậy, nếu một người chưa được xét nghiệm trước khi chết, anh ta không được cơ quan y tế tính. Trong khi đó, ở Bergamo, ở Bologna, phía bắc nước Ý, ghi nhận trong trong nửa đầu tháng 3, có 108 người chết (+ 193%) so với một năm trước đó..., nhưng chỉ 31 cái chết liên quan đến COVID-19.

Ngày 17/4 vừa rồi, Trung Quốc, đã điều chỉnh tăng gần 40%, số người. Thành phố Vũ Hán, cái nôi của đại dịch, đã ghi nhận thêm 1.300 người chết, với lời giải thích rằng một số bệnh nhân đã chết tại nhà vì họ không thể điều trị tại bệnh viện.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.