Thói quen sau ăn gây thủng ruột nhiều người mắc phải

Hình ảnh tăm đâm thủng ruột của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Hình ảnh tăm đâm thủng ruột của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thói quen ngậm tăm sau khi ăn của nhiều người rất nguy hiểm. Mọi người có thể vô tình nuốt chiếc tăm, dị vật đi vào ống tiêu hóa. Dễ gây nên nhiều biến chứng, nặng nhất gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng.

Mới đây các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận trường hợp người bệnh H.V.H (65 tuổi) ở Ứng Hòa, Hà Nội nhập viện trong tình trạng tỉnh, có hội chứng nhiễm trùng, bụng chướng, đau nhiều ở bụng bên phải.

Người bệnh không có tiền sử bệnh đặc biệt. Một ngày trước khi vào viện, ông H cảm thấy đau bụng nhiều. Các bác sĩ đã thăm khám người bệnh và thực hiện các xét nghiệm thăm dò, phát hiện dị vật cản quang vùng bụng phải xuyên qua thành ruột kèm theo dịch tự do vùng bụng bên phải. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng ruột non do dị vật và được tiến hành mổ cấp cứu ngay trong đêm.

Bác sĩ Tào Minh Châu, Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ông H đã được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng, kiểm tra ổ bụng thấy dị vật que tăm đâm thủng ruột non một phần nằm trong lòng ruột và một phần ở ổ bụng. Các bác sĩ đã tiến hành lấy bỏ dị vật, khâu lại lỗ thủng ruột non bằng phương pháp nội soi, rửa sạch bụng và đặt hệ thống dẫn lưu ổ bụng sau mổ.

Ca phẫu thuật trong 1 tiếng, sau mổ 1 ngày, người bệnh hết sốt, bụng đỡ chướng, đã trung tiện được. Sau mổ 5 ngày, người bệnh không còn tình trạng nhiễm trùng, ăn uống bình thường, chuẩn bị được ra viện.

Bác sĩ Châu cho biết thêm, ngoài tăm, bác sĩ gặp rất nhiều dị vật như xương, răng giả... Trường hợp của ông H nếu để muộn hơn dịch tiêu hóa sẽ chảy lan rộng trong ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau mổ 5 ngày, người bệnh không còn tình trạng nhiễm trùng, ăn uống bình thường, chuẩn bị được ra viện. Ảnh: BVCC
Sau mổ 5 ngày, người bệnh không còn tình trạng nhiễm trùng, ăn uống bình thường, chuẩn bị được ra viện. Ảnh: BVCC 

BS Châu khuyến cáo, thói quen ngậm tăm sau khi ăn của nhiều người rất nguy hiểm. Mọi người có thể vô tình nuốt chiếc tăm, dị vật đi vào ống tiêu hóa. Tăm tre không bị men tiêu hoá phân hủy nên sẽ di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột, dễ gây nên nhiều biến chứng, nặng nhất gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng.

Người dân nên vứt tăm đi ngay sau khi sử dụng, không ngậm trong miệng nếu vô tình làm rơi vãi lúc trong nhà có trẻ nhỏ gây nguy hiểm hoặc bất cẩn khi nói chuyện, ngủ sẽ vô tình nuốt phải tăm.

Bên cạnh đó, nếu không may nuốt phải tăm hay các dị vật khác, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn can thiệp và điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.