Thói quen nào khiến xương khớp nhanh thoái hóa?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vận động sai cách, ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc giảm đau, ngồi sai tư thế... là những thói quen xấu trong sinh hoạt đang âm thầm tàn phá hệ thống xương khớp, khiến khớp dễ bị đau nhức và thoái hóa nhanh hơn.

Bẻ khớp ngón tay, vặn lưng

Nhiều người có thói quen bẻ các khớp ngón tay, vặn lưng khi mỏi mà không biết đây là một thói quen rất có hại cho xương khớp. Bởi việc bẻ các khớp ngón tay một cách đột ngột có thể tạo ra những vi chấn thương lên sụn khớp, làm giãn dây chằng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Trong khi đó, việc vặn lưng thường xuyên có thể khiến đĩa đệm ở giữa các đốt sống và dây thần kinh xương sống bị tổn thương.

Ăn uống thiếu khoa học

Thường xuyên tiêu thụ nhiều thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ hộp khiến cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng khớp xương. Thêm vào đó, hàm lượng chất béo bão hòa lớn trong nhóm thực phẩm này có thể gây tăng cân, tạo thêm áp lực lên các khớp. Ngoài ra, thói quen sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp thu và vận chuyển của canxi vào trong bẹ xương, khiến khớp nhanh thoái hóa. (Xem thêm về Thoái hóa khớp)

Ăn uống thiếu khoa học có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Ảnh: Shutterstock

Ăn uống thiếu khoa học có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Ảnh: Shutterstock

Hút thuốc lá

Nicotine có trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến xương, mô và đĩa đệm giữa các đốt sống, giảm hấp thu canxi và giảm nồng độ estrogen - yếu tố quan trọng giúp phụ nữ duy trì xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn ức chế sự hình thành xương mới, làm cho kết cấu xương không đặc như bình thường. Đây cũng chính là những yếu tố khiến khớp yếu dần, làm tăng nguy cơ gãy xương hoặc chấn thương khớp.

Ngồi làm việc sai tư thế

Ngồi làm việc hay đứng yên một chỗ trong thời gian dài dễ gây áp lực lên các khớp, dẫn đến tình trạng căng cứng và đau khớp, nhất là đầu gối, cổ, vai gáy và thắt lưng. Bên cạnh đó, ngồi sai tư thế như ngồi khom lưng, ngồi hai chân bắt chéo, ngồi xổm, ngồi bó chân… cũng tác động xấu đến các khớp, đặc biệt là cột sống. Lâu ngày, gây đau nhức xương khớp, tổn thương các đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm...

Lạm dụng thuốc giảm đau

Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, nhiều người bệnh thường tìm đến các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID), thuốc Corticosteroid để cắt cơn đau. Các loại thuốc giảm đau này không có khả năng chữa bệnh từ gốc, nhưng có thể làm lu mờ triệu chứng khiến nhiều người chủ quan, tạo điều kiện cho bệnh xương khớp âm thầm tiến triển. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau hay dùng không đúng chỉ định có thể gây loãng xương, lệ thuộc thuốc, tổn thương gan thận, dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau gây ra nhiều bất lợi cho hệ xương khớp. Ảnh: Shutterstock

Lạm dụng thuốc giảm đau gây ra nhiều bất lợi cho hệ xương khớp. Ảnh: Shutterstock

Ngoài những thói quen trên, nhiều người còn mắc một số “tật xấu” khác cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp sớm như: thức khuya, đi giày cao gót, luyện tập quá sức, thường xuyên khiêng/vác vật nặng, giảm cân đột ngột…

Giải pháp khoa học giúp nâng cao sức khỏe xương khớp

Theo các chuyên gia xương khớp, để phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp, giúp hệ xương khớp chắc khỏe, mọi người cần thay đổi những thói quen "xấu" trong sinh hoạt hằng ngày, duy trì một lối sống lành mạnh, chủ động chăm sóc và bảo vệ khớp từ sớm bằng những giải pháp khoa học.

Khi xây dựng lối sống khoa học, mỗi người cần bắt đầu từ việc: Ăn uống lành mạnh, đa dạng các loại thực phẩm, đáp ứng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích; ngủ đủ 7-9 tiếng/ ngày để xương khớp có điều kiện phục hồi tốt hơn; luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút/ngày với những bộ môn phù hợp với sức khỏe như đạp xe, đi bộ, bơi lội...; giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh tăng cân, béo phì để giảm áp lực lên các khớp xương.

Riêng những đối tượng làm việc trong môi trường văn phòng, phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu một chỗ, cần tạo tư thế đúng trong quá trình làm việc. Ví dụ khi ngồi ghế cần giữ lưng và cổ thẳng, vai thả lỏng, hạn chế cúi khom lưng. Sau 30 phút làm việc nên đứng dậy đi lại, thực hiện một số động tác đơn giản như vươn vai, duỗi lưng để thư giãn cơ khớp.

Ngồi làm việc đúng tư thế giúp giảm nguy cơ đau nhức khớp.

Ngồi làm việc đúng tư thế giúp giảm nguy cơ đau nhức khớp.

Bên cạnh thay đổi lối sống, mỗi người cần chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất chăm sóc xương khớp từ sâu bên trong như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…có trong JEX thế hệ mới. Nghiên cứu cho thấy, bộ dưỡng chất này có khả năng kích thích tế bào sụn sản sinh chất nền, thúc đẩy tái tạo sụn và cải thiện chất lượng dịch khớp. Từ đó, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, hỗ trợ bảo vệ xương khớp toàn thân chắc khỏe.

Quan trọng hơn cả, những tinh chất thiên nhiên này còn có khả năng ức chế chất gây viêm như TNF-α, IL-1,2,6, interferon gamma... hỗ trợ ngăn ngừa quá trình viêm tiến triển, giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn chặn thoái hóa khớp hiệu quả.

Cuối cùng, hãy lắng nghe tiếng nói của cơ thể mà trong đó, rõ ràng và dễ nhận biết nhất chính là triệu chứng đau. Nếu nhận thấy khớp đau nhức bất thường, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị sớm.

Xem thêm thông tin về các dưỡng chất tốt cho khớp tại đây.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.