Thói quen dễ gây đột qụy trong mùa đông

Người Hà Nội mặc áo mưa tập thể dục tránh gió lạnh. (Ảnh internet)
Người Hà Nội mặc áo mưa tập thể dục tránh gió lạnh. (Ảnh internet)
(PLVN) - Tập thể dục quá sớm, uống rượu để "ấm bụng", hay việc thường xuyên tắm nước quá nóng trong thời tiết lạnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là đột quỵ, tử vong.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu đột quỵ gia tăng

Tập thể dục thường xuyên vốn là một thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập thể dục trước khi ăn sáng có thể giúp bạn ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe và đặc biệt những người muốn giảm cân. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách hoặc mắc một số sai lầm khi luyện tập thì sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể của việc tập thể dục, thậm chí còn gây hại sức khỏe. 

Theo các chuyên gia y tế, những ngày mùa đông, việc thức dậy quá sớm để tập thể dục ngoài trời là không tốt. Khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa.

Ông Nguyễn Văn Đức (65 tuổi, sống tại Từ Liêm Hà Nội) cho biết: “Tôi thường có thói quen dậy lúc 5h sáng để tập thể dục bắt đầu cho một ngày mới. Thế nhưng gần đây nghe báo, đài thông tin dậy tập thể dục quá sớm dễ gây đột quỵ nên tôi tập muộn hơn. Có tuổi rồi cẩn thận thì sẽ tốt hơn”.

Một thói quen sai lầm khác rơi vào phần đông nam giới ở nước ta đó là việc uống rượu ngày giá rét. Theo đó, nhiều người thường rủ nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng” mà không hề hay biết việc này nguy hiểm nhường nào.

“Đã là thanh niên, đàn ông con trai thì rượu bia là thứ rất bình thường. Mùa hè tôi và những người bạn hay tụ tập làm vài ly bia để giải nhiệt sau những trận bóng hay lúc tan ca. Còn mùa đông  thì khi có thời gian anh em chúng tôi hay uống rượu hơn. Mùa đông mấy anh em sum vầy làm nồi lẩu với mấy chai lai dai vừa ấm bụng lại vui vẻ”,  Phạm Quang Minh - nhân viên văn phòng cho biết.

Đối với vấn đề nguy hại khi uống rượu bia mùa đông thì ít người nhận biết hay hiểu rõ về nó. Anh Vũ Văn Đạt làm môi giới bất động sản cho biết: “Công việc của tôi cũng hay uống rượu bia. Tác hại của nó thì ai cũng biết rằng uống nhiều không tốt cho sức khỏe và khi tham gia giao thông, nên tôi cũng cố gắng hạn chế nhất có thể. Thế nhưng, uống rượu mùa đông nguy hiểm, gây đột quỵ thì tôi chưa nghe bao giờ. Chỉ thấy người ta bảo là mỗi ngày uống một chút rượu tốt cho đường tiêu hóa, uống rượu lúc lạnh giúp cơ thể ấm lên thôi”.

Nguy cơ đột quỵ từ việc uống rượu ngày lạnh. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ đột quỵ từ việc uống rượu ngày lạnh. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia nói gì?

Thông tin từ Bệnh viện Lão khoa Trung ương,  một vài tuần trở lại đây, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 30-35 ca cấp cứu, tăng gấp rưỡi mức bình thường, trong đó có những người già vào cấp cứu đột quỵ vì đi thể dục ngoài trời lạnh quá sớm…

Theo TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ - Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết giá rét tại miền Bắc những ngày qua là nguyên nhân khiến lượng bệnh nhân vào cấp cứu đột quỵ tăng đến 1,5 lần so với thời điểm bình thường trước đó.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong đợt này chủ yếu do bị viêm phổi, tai biến mạch máu não, xảy ra nhiều ở những người cao tuổi có các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, khớp…

Đáng chú ý, do người già thường có thói quen tập thể dục vào rạng sáng, trong những ngày trời lạnh, việc ra ngoài trời tập thể dục quá sớm khi nhiệt độ rất thấp tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới tim mạch, hô hấp. Tại Khoa đã tiếp nhận trường hợp được đưa đến cấp cứu do tập thể dục vào sáng sớm trong những ngày trời rét đậm. Bác sĩ Thắng cho biết thêm.

Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, vào mùa lạnh, nguy cơ tai biến, đột quỵ gia tăng, nhất là những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol, người bị xơ vữa động mạch…

PGS.TS Cường cho rằng thói quen, quan niệm của nhiều người Việt rất nguy hiểm. Ngày trời lạnh hoặc dịp lễ, tết, nhiều người thường rủ nhau đi uống rượu với quan niệm “uống một chút cho ấm bụng”.  Quan niệm rất sai lầm dễ gây ra đột quỵ.

Khi uống rượu trong thời tiết giá lạnh mà còn mặc quần áo không đủ ấm cực kỳ nguy hiểm. Bởi khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp, dẫn đến tai biến, đột quỵ và nguy cơ tử vong rất cao. Nếu người dân mua phải rượu trôi nổi, không rõ nguồn gốc còn có thể gây ngộ độc rượu, xuất huyết não do rượu rất nặng mà hầu như không cứu được.

“Không nên uống rượu, nhất là trong thời tiết giá lạnh. Không có chuyện uống rượu giúp cho ấm cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm nếu uống rượu mà gặp lạnh thì không những đột quỵ mà còn có thể nhồi máu cơ tim, có thể dẫn tới tử vong”, ông Cường khuyến cáo.

Các chuyên gia tim mạch cảnh báo, các cơn tai biến hay đột quỵ càng dễ xảy ra hơn ở những người già, người bị suy nhược cơ thể, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay mắc các bệnh tim mạch… có thói quen uống rượu.

Ngoài ra, để phòng chống đột quỵ, nhiều người quan niệm cần uống thuốc an cung để phòng đột quỵ. Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, đây là thuốc chỉ có thể sử dụng trong trường hợp nhồi máu não, còn nếu bệnh nhân bị xuất huyết não, việc sử dụng an cung có thể gây chảy máu ồ ạt, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Người dân không nên tự mua thuốc, không nên tùy tiện dùng thuốc khi chưa xác định được chính xác người bệnh bị đột quỵ dạng nào.

Để phòng tránh tai biến, đột quỵ, ông Cường lưu ý: Đối với người mắc bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, không có cách nào khác là kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây tai biến, đột quỵ não. Cụ thể, người tăng huyết áp cần theo dõi và điều trị huyết áp theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết, tránh các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, người bệnh có rối loạn mỡ máu cần được theo dõi và điều trị.

Khi trời lạnh đột ngột, tốt nhất những người bệnh, người có sức khỏe yếu  hạn chế ra ngoài, nếu bắt buộc phải ra ngoài đường, tiếp xúc với trời lạnh, tốt nhất nên mặc đủ ấm. Về chế độ dinh dưỡng phòng tránh đột quỵ, người bệnh nên ăn nhạt, tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bác sĩ khuyến cáo với căn bệnh của mình, hạn chế đồ ăn nhiều mỡ, phủ tạng động vật, cần bổ sung thêm rau xanh, quả chín, uống đủ nước.

Tập thể dục như thế nào mới tốt cho sức khỏe?

Tập thể dục - thói quen rất tốt cho sức khỏe và có thể giúp tăng cường tuổi thọ. Tuy nhiên, nếu tập luyện không đúng cách thì sẽ làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây hại sức khỏe.

Người mắc bệnh mạn tính hoặc những bệnh nguy hiểm như suy tim, hen suyễn... thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ bài tập thể dục nào để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi đang bị sốt hoặc có các triệu chứng khó chịu như ho khan, viêm họng, cơ thể mệt mỏi, chảy nước mũi... mà vẫn cố gắng tập thể dục là điều rất nguy hiểm. Nếu tập thể dục trong giai đoạn này có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.

Thời gian tập thể dục cũng là điều đáng lưu ý. Tốt nhất hãy tập thể dục khi mặt trời đã bắt đầu mọc và có sự điều chỉnh hợp lý theo sự thay đổi của thời tiết các mùa. Bởi khi bạn tập thể dục vào lúc quá sớm, nhiệt độ còn thấp, màn sương đang còn bao phủ rất không tốt cho sức khỏe của cơ thể. Vào sáng sớm, nhiệt độ ngoài trời thấp dễ khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột làm các mạch máu co lại. Không những thế, sương mù thường rất độc hại cho cơ thể. 

Cũng không nên tập thể dục quá muộn. Việc tập thể dục trước khi đi ngủ sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn làm khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Do vậy, không nên tập thể dục hay vận động mạnh trước khi đi ngủ.

Không tắm nước lạnh ngay sau khi tập thể dục bởi lúc này chúng ta dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau đó nên tắm nước ấm. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo. Theo các chuyên gia sức khỏe thì bạn chỉ nên hoạt động thể chất tối đa 60 phút mỗi ngày.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.