Thời gian tới vẫn sẽ còn các trường hợp nhiễm COVID-19 từ các “ổ dịch nóng“

Thường trực Chính phủ họp chiều 9/4 về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP
Thường trực Chính phủ họp chiều 9/4 về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP
(PLVN) - Dự báo trong thời gian tới, có thể ghi nhận thêm một số trường hợp tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp (như bệnh nhân số 183, 237 và 243) và một số ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán Bar Budha (TPHCM).
Chiều 9/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh có dự báo việc có thể ghi nhận trường hợp tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp.

Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về tình hình lây lan dịch trong cộng đồng, trong đó có ca nhiễm ở Mê Linh và tình hình thực hiện Chỉ thị 16 về cách ly trong xã hội khi mà hiện nay số lượng người ra đường đông, nhiều người không đeo khẩu trang.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, tính đến 12h ngày 9/4, thế giới ghi nhận hơn 1,5 triệu người mắc COVID-19 tại 211 quốc gia, vùng lãnh thổ; số mắc cao nhất là tại Mỹ với 435.128 trường hợp; 4 quốc gia khác có số mắc trên 100.000 trường hợp (Tây Ban Nha, Italy, Đức, Pháp); số ca tử vong trên toàn cầu là 88.502 trường hợp.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang thiếu gần 6 triệu điều dưỡng viên, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Trung Đông và Nam Mỹ. WHO khuyến cáo các quốc gia không nên dỡ bỏ các biện pháp chống dịch COVID-19 quá sớm nhằm tránh dịch bệnh bùng phát trở lại.

Tại Việt Nam, cả nước ghi nhận 251 trường hợp mắc, trong đó 126 ca đã khỏi bệnh (106 trường hợp tiếp tục được theo dõi tại các cơ sở y tế); 125 bệnh nhân đang được điều trị tại 18 cơ sở khám, chữa bệnh.

Liên quan đến bệnh nhân số 243, cơ quan chức năng đã rà soát, quản lý 456 trường hợp; thực hiện lấy 90 mẫu xét nghiệm; cách ly, theo dõi 331 trường hợp tiếp xúc gần, chủ yếu tập trung tại thôn Hạ Lôi; cách ly khu vực xóm Bàng (thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội) với 457 hộ gia đình, 1.825 nhân khẩu.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, tại Việt Nam, trong tuần từ ngày 1 - 7/4 ghi nhận 31 trường hợp mắc mới, trong đó 22 trường hợp được xét nghiệm dương tính khi đã ở trong khu cách ly tập trung (chiếm 71%), điều này đã hạn chế việc lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và thể hiện tính đúng đắn khi thực hiện các biện pháp cách ly. Số ca mắc trong tuần chỉ bằng 42% so với tuần trước đó (từ 25 - 31/3) đã phản ánh phần nào kết quả của việc thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4/2020 theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo trong thời gian tới, có thể ghi nhận thêm một số trường hợp tại cộng đồng liên quan đến một số ca bệnh có lộ trình di chuyển phức tạp (như bệnh nhân số 183, 237 và 243) và một số ổ dịch đã được khoanh vùng cách ly như BV Bạch Mai (Hà Nội), quán Bar Budha (TPHCM).

Theo báo cáo tổng hợp, hiện có trên 70 đơn vị sản xuất khẩu trang y tế với năng lực sản xuất dự kiến 5,720 triệu chiếc/ngày và 40.000 chiếc khẩu trang N95 hoặc tương đương/ngày.

Hiện có 40 doanh nghiệp đang sản xuất khẩu trang kháng giọt bắn, kháng khuẩn với tổng năng lực sản xuất 7 triệu chiếc/ngày. Các doanh nghiệp đã sản xuất 30 triệu chiếc, trong đó đã xuất khẩu được 7 triệu chiếc.

Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ TT&TT và các doanh nghiệp chuyển đổi số đang gấp rút hoàn hiện giải pháp và triển khai thử nghiệm nền tảng dùng chung trên nền công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), Big data,… nhằm kết nối toàn diện các cơ sở khám chữa bệnh với người dân trên phạm vi toàn quốc phục vụ khám chữa bệnh từ xa góp phần nâng cao chất lượng quản lý, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Chương trình này dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại một số bệnh viện trước 16/4, sau đó mở rộng triển khai toàn quốc từ 18/4.

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.