Thời gian diễn ra các lễ hội đầu xuân lớn nhất nước ta năm 2024

Lễ hội Chùa Hương năm 2023. (Ảnh: Internet)
Lễ hội Chùa Hương năm 2023. (Ảnh: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 các lễ hội có nhiều điểm đổi mới, thời gian bắt đầu từ mùng 2 Tết kéo dài đến đầu tháng 4 âm lịch.

Lễ hội Chùa Hương hàng năm là lễ hội dài ngày nhất Việt Nam. Năm 2024, lễ hội diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 11/5/2024 (tức từ ngày mùng 2 tháng Tết đến hết ngày 4/4 năm Giáp Thìn). Ngày khai hội chính thức diễn ra ngày 15/2/2024, tức ngày mùng 6 tháng Giêng tại Sân chùa Thiên Trù - Chùa Hương.

Năm nay, lễ hội đổi mới hình thức bán vé tham quan, lễ hội từ hình thức vé truyền thống sang mô hình vé điện tử. Bên cạnh đó, sắp xếp lại các điểm bán vé, phương thức bán vé đảm bảo phù hợp. Đồng thời, bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đục Khê để đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận tiện cho du khách về tham quan, trẩy hội.

Các hoạt động trong lễ hội Khai ấn đền Trần. (Ảnh: Internet)

Các hoạt động trong lễ hội Khai ấn đền Trần. (Ảnh: Internet)

Lễ hội Khai ấn đền Trần năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày 20/2 đến 25/2 (tức ngày 11-16 tháng Giêng âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Ngoài ra, năm nay lễ hội sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước như có thêm các hoạt động triển lãm sinh vật cảnh, các trò chơi truyền thống dân gian, triển lãm diều sáo, trưng bày các sản phẩm OCOP của tỉnh, các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát xẩm, hát văn, múa rối nước...

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài. Lễ hội diễn ra tại đền Hùng, Phú Thọ, kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm, trong đó mùng 10 là chính hội.

Lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và Phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu...; nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hùng.

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra thường lệ từ chiều ngày mùng 1 tết. Lễ hội này được khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Lễ hội chùa Bái Đính. (Ảnh: Internet)

Lễ hội chùa Bái Đính. (Ảnh: Internet)

Lễ hội chùa Bái Đính sẽ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và bà chúa Thượng Ngàn được rước từ khu chùa cổ ra khu chùa mới. Tiếp đó là phần hội, bao gồm các trò chơi dân gian, ngắm cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật truyền thống…

Lễ hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng áo vải huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Lễ rước kiệu vua Quang Trung cùng hoàng hậu. (Ảnh: Internet)

Lễ rước kiệu vua Quang Trung cùng hoàng hậu. (Ảnh: Internet)

Lễ hội gò Đống Đa Hà Nội không chỉ là một sự kiện đơn thuần. Mà còn là một chuỗi các hoạt động trang nghiêm. Trong đó lễ tế và rước kiệu vua Quang Trung cùng hoàng hậu Ngọc Hân nổi bật như những điểm nhấn quan trọng. Ngoài ra còn có các lễ dâng hương, lễ cầu siêu và các trò chơi dân gian...

Hội chùa Thầy được duy trì hằng năm, là một trong những lễ hội được đông đảo du khách trông ngóng nhất ở mảnh đất xứ Đoài. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy sẽ diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 âm lịch. Năm 2023, bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co…

Hội Lim là lễ hội lớn truyền thống của tỉnh Bắc Ninh, chính hội diễn ra vào ngày 13 tháng Giêng (hay 13/1 âm lịch) hằng năm. Theo truyền thống, hội Lim bao gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Nét riêng biệt của hội Lim khác so với các lễ hội đó chính là hội của 6 làng chung nhau nên đám rước sẽ diễu hành, thực hiện các nghi thức cúng tế Thành hoàng của các làng dọc theo dòng sông Tiêu Tương.

Lễ hội Xuân Tây Yên Tử năm nay chính thức khai hội vào ngày 12 tháng Giêng (ngày 21/2). Trong ngày khai hội, du khách thập phương sẽ được lắng đọng với chương trình nghệ thuật mang chủ đề linh thiêng Tây Yên Tử.

Điểm nhấn của sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024 là lễ rước bài vị Tam Tổ Trúc Lâm từ chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) lên chùa Thượng Tây Yên Tử (huyện Sơn Động), lễ khai hội xuân Tây Yên Tử và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2024.

Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2023. (Ảnh: Đại Đoàn kết)

Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2023. (Ảnh: Đại Đoàn kết)

Bên cạnh đó, Tuần Văn hóa - Du lịch năm nay còn có nhiều sự kiện hấp dẫn như trưng bày chuyên đề Cổ vật tiêu biểu thời Lý - Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giải vô địch kéo co và giải vô địch đẩy gậy tỉnh Bắc Giang, lễ hội mở cửa rừng, Liên hoan hát then - đàn tính huyện Sơn Động…

Lễ hội chùa Tây Phương hàng năm diễn ra từ đầu xuân năm mới, chính hội là ngày 6/3 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc thu hút nhiều du khách ghé thăm. Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi mang tính tập thể như kéo co, đánh vật, cờ người,...với mong muốn người dân có một năm mới ấm no hạnh phúc, luôn khỏe mạnh bình an.

Lễ hội Gióng đền Sóc năm nay diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến 17/2/2024 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Lễ khai hội diễn ra vào 7h30 ngày 15/2 (tức ngày 6 tháng Giêng) tại Khu du lịch - Di tích đền Sóc. Trong dịp này, huyện Sóc Sơn sẽ tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm du lịch, ẩm thực địa phương; tổ chức gian hàng giới thiệu quảng bá du lịch Sóc Sơn và các gian hàng sản phẩm OCOP. Về phần hội sẽ bao gồm hoạt động thi đấu thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật…

Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) tại lễ hội Gióng.

Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) tại lễ hội Gióng.

Năm 2024, Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17/02/2024 (tức các ngày mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng - Âm lịch). Hàng năm, ngày mùng 6 Tết là chính hội.

Phần Lễ: Tổ chức Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền. Vào dịp Lễ hội mồng 6 tháng Giêng, người dân Mê Linh tổ chức rước kiệu Hai Bà, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi và kiệu Thánh Cốt Tung - Là một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi. Lễ rước kiệu ở Lễ hội Đền Hai Bà Trưng huyện Mê Linh có nét đặc trưng riêng

Phần Hội: Diễn ra từ ngày 13/02/2024 đến hết ngày 17/02/2024 (từ ngày mùng 4 đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng). Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao để Nhân dân và du khách được vui hội...

Đọc thêm

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.