Thời gian đào tạo nghề luật sư sẽ nâng lên 12 tháng?

Đây là ý kiến UBTVQH trình quốc hội trong sáng nay tại phiên họp bàn về dự thảo sửa đổi luật luật sư, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.

[links()]Đây là ý kiến UBTVQH trình quốc hội trong sáng nay tại phiên họp bàn về dự thảo sửa đổi luật luật sư, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Hình minh họa
Hình minh họa
Tăng thời hạn đào tạo nghề luật sư
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Qua đó cho thấy, nhiều ý kiến tán thành với quy định về thời gian đào nghề luật sư là 12 tháng (Điều 12 dự thảo Luật); một số ý kiến đề nghị cho giữ quy định như hiện hành (6 tháng); có ý kiến đề nghị phân loại đối tượng để quy định thời gian đào tạo, theo đó, người công tác trong lĩnh vực pháp luật thì thời gian đào tạo 6 tháng (có ý kiến đề nghị chỉ nên 3 – 4 tháng), còn đối tượng khác là 12 tháng; có ý kiến đề nghị kéo dài thời gian đào tạo chung lên 18 hoặc 24 tháng; có ý kiến đề nghị giao cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp căn cứ vào sự thay đổi của tình hình thực tiễn để quy định thời gian đào tạo nghề luật sư, tránh phải sửa đổi Luật nhiều lần về vấn đề này. 
Sau khi tiếp thu kiến của các địa biểu Quốc hội, tham khảo các ý kiến chuyên gia... Ủy ban thường vụ quốc hội đề nghị Quốc hội tăng thời gian đào tạo nghề luật sư gấp đôi thời gian đào tạo hiện hành.
Trong phần trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện  cho biết: “Để nâng cao chất lượng luật sư, từng bước bảo đảm mặt bằng chung giữa luật sư với các chức danh tư pháp thì cần chuẩn hóa việc đào tạo nghề luật sư, theo đó, thời gian đào tạo nghề luật sư cần được điều chỉnh để cân đối với chương trình đào tạo nghề của các chức danh tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật luật sư, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo hướng, quy định thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng như đối với các chức danh tư pháp”.
Không cho phép viên chức hành nghề luật sư
Về ý kiến đề nghị cho phép viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư với tư cách là luật sư tư vấn, UBTVQH nhận thấy, nếu chỉ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật để làm dịch vụ tư vấn pháp luật thì sẽ hình thành hai loại luật sư: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Điều này không phù hợp với quy định hiện hành và định hướng phát triển nghề luật sư cũng như xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới.
Mặc dù Luật luật sư không cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư, nhưng theo quy định hiện hành, họ vẫn được phép tham gia tư vấn pháp luật theo nhiều hình thức khác nhau (tư vấn miễn phí, tư vấn có thù lao; tham gia tư vấn cho tổ chức trợ giúp pháp lý hoặc tham gia tổ chức tư vấn pháp luật...) và có sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã tạo cơ chế cho đội ngũ viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật có điều kiện tích lũy kinh nghiệm thực tế cũng như phát huy năng lực, trí tuệ của họ, do đó, không cần thiết phải bổ sung quy định về vấn đề này trong Luật luật sư.
Từ những phân tích trên, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH theo hướng, không cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư.
Về việc tập sự, Điều 14 và Điều 27 dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng, bổ sung các quy định cụ thể cho phép người tập sự hành nghề luật sư được tham gia cùng với luật sư hướng dẫn trong quá trình tố tụng nếu được sự đồng ý của khách hàng và sự chấp nhận của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều tra viên sơ cấp sẽ “được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư”.
Theo đề nghị của UBTVQH, việc cấm tất cả những người đã bị kết án hành nghề luật sư (về bất cứ tội danh nào) là không phù hợp, nhất là đối với các trường hợp phạm tội do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng mà không ảnh hưởng tới uy tín, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề luật sư..., pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng quy định như vậy. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.
Nhật Thanh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.